Răng hô là tình trạng răng hàm trên bị đưa ra nhiều so với hàm dưới. Niềng răng hô là phương pháp chỉnh nha, giúp bạn sở hữu một hàm răng đều, đẹp và tự tin hơn trong giao tiếp. Một quy trình niềng răng hô đúng, chuẩn sẽ quyết định 70% thành công của một ca niềng răng. Tuy nhiên, quá trình niềng răng đòi hỏi bệnh nhân sự kiên trì và thời gian (từ 18 -24 tháng). Một quy trình niềng răng chuyên nghiệp có thể đảm bảo an toàn và hiệu quả cao khi thực hiện. Vậy, quy trình niềng răng hô diễn ra như thế nào?
1. Niềng răng hô là gì?
Hiện nay, niềng răng đang là phương pháp giúp điều chỉnh các răng hô, thưa, móm, lệch lạc, sai khớp cắn …về lại đúng vị trí trên cung hàm. Niềng răng giúp cải thiện khả năng ăn nhai và mang lại cho bạn sự tự tin trong cuộc sống hàng ngày.
2. Quy trình niềng răng hô mắc cài
Niềng răng mắc cài là phương pháp truyền thống, có hiệu quả cao, chi phí tương đối hợp lý. Phương pháp này phù hợp với trường hợp răng hô vẩu ở mức độ nặng. Đây là giải pháp chỉnh nha được nhiều người lựa chọn. Thông thường, một ca niềng răng mắc cài sẽ trải qua những giai đoạn sau:
Bước 1
Vì chỉnh nha là một kỹ thuật phức tạp nên việc thăm khám ban đầu vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ thực hiện khám, tư vấn và tiến hành chụp phim X-quang để biết được tình hình răng hiện tại. Từ kết quả chụp X quang, bác sĩ sẽ biết được chính xác tình trạng răng của khách hàng. Tìm ra nguyên nhân hô, rồi lên phác đồ điều trị cụ thể. Nếu hô do răng thì bạn sẽ phù hợp với phương pháp niềng răng chỉnh hô, còn nếu hô do hàm thì khách hàng sẽ phải thực hiện phẫu thuật hàm để chỉnh hô.
Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ tư vấn và phân tích cụ thể cho bạn các loại niềng răng phổ biến hiện nay, và ưu nhược điểm của từng loại. Để từ đó bạn có thể lựa chọn loại mắc cài phù hợp với tình trạng hô và điều kiện kinh tế của mình.
Bước 2
Sau khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp để niềng răng chỉnh nha phù hợp với khách hàng. Sau đó lập phác đồ mô phỏng quá trình dịch chuyển của răng. Từ đó, khách hàng sẽ hình dung được răng của mình sẽ di chuyển như thế nào. Sau khi đưa ra phác đồ niềng răng, bác sĩ sẽ lấy dấu răng để thiết kế mắc cài.
Bước 3: Thiết kế mắc cài
Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm bằng thạch cao để thiết kế mắc cài phù hợp với từng bệnh nhân. Sau khi đã có đủ thông tin về tình trạng răng, dữ liệu của khách sẽ được tổng hợp và gửi về bộ phận kỹ thuật để thiết kế mắc cài phù hợp.
Bước 4: Gắn mắc cài và tái khám theo lịch hẹn
Đến lịch hẹn, khách hàng quay lại phòng khám để gắn mắc cài lên răng. Sau đó, bác sĩ sẽ dặn khách hàng một vài lưu ý để sử dụng niềng hiệu quả nhất trong thời gian đeo niềng. Đối với niềng răng mắc cài, cần tuân thủ đúng lịch tái khám với bác sĩ. Khoảng 1 tháng, bạn cần quay lại phòng khám để bác sĩ điều chỉnh dây cung niềng răng, đảm bảo lực kéo phù hợp nhất ở từng giai đoạn.
Bước 5: Tháo niềng và đeo hàm duy trì
Đây là giai đoạn quan trọng trong quy trình niềng răng. Nếu khách hàng không thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ, kết quả niềng răng trước đây có thể sẽ không có tác dụng. Trường hợp xấu, răng có thể chúng sẽ quay về vị trí ban đầu.
3. Quy trình niềng răng không mắc cài
Niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt) sẽ khác với niềng răng mắc cài là: thay vì khí cụ niềng răng bằng mắc cài sẽ được thay thế bằng những khay niềng trong suốt. Quy trình niềng răng trong suốt không khác biệt quá nhiều so với quy trình niềng răng mắc cài. Tuy nhiên, vẫn có một số điềm khác nhau như:
- Dấu răng được lấy bằng máy quét 3D
- Quá trình lên phác đồ, thiết kế khay niềng sẽ do 1 công ty chuyên sản xuất khí cụ chỉnh nha thực hiện
- Thời gian gắn khay nhanh chóng, khách hàng có thể tự thực hiện được.
- Thực hiện lấy dấu răng bằng phần mềm scanner chính hãng
4. Chăm sóc răng sau khi niềng
Sau khi niềng răng, việc chăm sóc răng sau niềng cần phải cẩn trọng. Nếu không sẽ làm bong mắc cài và gây tổn thương mô mềm. Để vệ sinh răng trong quá trình niềng, cần chú ý một số vấn đề sau:
- Sử dụng bàn chải lông mềm và chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng.
- Chải răng nhẹ nhàng, theo chỉ dẫn của bác sĩ để hiệu quả niềng răng được tốt, hạn chế cho vi khuẩn phát triển.
- Trong quá trình ăn uống, không ăn đồ ăn quá cứng, quá lạnh hoặc quá nóng vì chúng có nguy cơ làm vỡ và tổn hại đến các khí cụ hoặc mắc cài. Không ăn đồ ăn quá dẻo vì sẽ làm dính vào mắc cài, gây bất tiện cho việc vệ sinh răng miệng,…
Để quá trình niềng răng diễn ra an toàn, đạt kết quả tốt. Bạn hãy trực tiếp đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ khám, chụp X quang và tư vấn cho bạn về phác đồ điều trị cũng như phương pháp niềng răng phù hợp với tình trạng răng của bạn nhé!
>>>> Xem thêm: Niềng răng móm (khớp cắn ngược) như thế nào? Niềng trong bao lâu thì có kết quả?