Nha khoa Sài Gòn ST

CÔNG TY TNHH NHA KHOA SÀI GÒN S.T Mở cửa : Thứ 2 – chủ nhật: 7h30 – 20H

EMAIL

cskh.nhakhoasaigonst @gmail.com

GỌI NGAY

0908 522 566

ĐẶT LỊCH

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN

EMAIL

cskh.nhakhoasaigonst@gmail.com

GỌI NGAY

0969 077 522

Niềng răng mắc cài là gì? Niềng răng mắc cài có bao nhiêu loại?

Niềng răng mắc cài là gì? Niềng răng mắc cài có bao nhiêu loại?

Hiện nay, có rất nhiều loại mắc cài niềng răng ra đời, mỗi loại lại có những đặc điểm và tính năng riêng để đáp ứng nhu cầu niềng răng và phù hợp với điều kiện kinh tế của từng khách hàng như: mắc cài sứ, mắc cài kim loại, mắc cài tự buộc, mắc cài mặt trong…Vậy niềng răng mắc cài là gì? Niềng răng mắc cài có bao nhiêu loại?

1. Niềng răng là gì?

Niềng răng mắc cài - Phương pháp chỉnh nha xuất hiện từ lâu đời
Niềng răng mắc cài – Phương pháp chỉnh nha xuất hiện từ lâu đời

Niềng răng là phương pháp chỉnh lại răng thưa, hô, lệch lạc… bằng cách sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung. Mắc cài được gắn cố định vào mặt ngoài hoặc mặt trong của răng. Dây cung đặt trong khe rãnh của mắc cài để liên kết với nhau. Khi đó, lực siết của dây cung sẽ tác động từ từ để dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm.

2. Niềng răng mắc cài là gì?

Niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là phương pháp sử dụng một tập hợp các loại thiết bị chỉnh nha như dây cung niềng răng, mắc cài, thun, hook, minivis,… tạo nên một vòng cung xung quanh hàm răng nhằm co kéo và điều chỉnh răng về vị trí tiêu chuẩn.

3. Các loại niềng răng mắc cài phổ biến hiện nay

Có nhiều loại niềng răng mắc cài, được phân loại dựa vào chất liệu, chi phí và tính thẩm mỹ của mỗi loại. Mỗi loại mắc cài sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu, tình trạng răng, và khả năng tài chính của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại mắc cài phù hợp nhất. Bạn có thể tham khảo 4 loại mắc cài phổ biến sau đây:

3.1. Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống

Niềng răng mắc cài truyền thống
Niềng răng mắc cài truyền thống

Mắc cài kim loại được làm bằng hợp kim cao cấp, an toàn với sức khỏe người sử dụng. Mắc cài kim loại có cấu tạo gồm 2 phần là: mắc cài và dây cung. Mắc cài được gắn lên mặt ngoài của răng, dây cung có nhiệm vụ nối các mắc cài với nhau. Dây cung sẽ tạo lực siết để dịch chuyển răng dần về đúng vị trí chuẩn trên cung hàm.

Niềng răng mắc cài kim loại có thể cải thiện các trường hợp răng khuyết điểm. Có thể áp dụng từ các ca đơn giản đến phức tạp như: răng hô, răng móm, răng khấp khểnh ở mức độ nặng.

3.2. Niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ tự buộc

Niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ tự buộc
Niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ tự buộc giúp rút ngắn thời gian chỉnh nha

Niềng răng mắc cài tự buộc (mắc cài tự động) được cải tiến từ phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống. Công nghệ niềng răng này được ứng dụng phổ biến bởi nó mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như: không cần dây thun chỉnh nha, thời gian niềng răng được rút ngắn và dễ vệ sinh hơn…

Niềng răng mắc cài tự động vẫn dùng mắc cài và dây cung tạo lực siết, để dịch chuyển răng. Nhưng phương pháp này không cần sử dụng dây thun, mà có hệ thống nắp trượt tự động. Từ đó giúp dây cung trượt tự do trong rãnh mắc cài. Việc tác động dần tạo lực dịch chuyển liên tục lên răng để răng dịch chuyển.

Tùy vào từng chất liệu mà mắc cài tự buộc được chia ra làm 2 loại chính: Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc và niềng răng mắc cài sứ tự buộc.

3.3. Niềng răng mắc cài mặt trong

Niềng răng mắc cài mặt trong giúp cải thiện tính thẩm mỹ
Niềng răng mắc cài mặt trong giúp cải thiện tính thẩm mỹ

Niềng răng mắc cài mặt trong (niềng răng mặt lưỡi) sử dụng dây cung và mắc cài được gắn ở mặt trong của răng, lưỡi và vòm miệng. Niềng răng mắc cài mặt lưỡi là tạo lực liên tục và nhẹ nhàng trên răng, giúp răng di chuyển dần về đúng vị trí.

Niềng răng mặt lưỡi đảm bảo yếu tố thẩm mỹ nhưng lại gây cảm giác vướng víu, khó vệ sinh hơn. Có thể dễ gây kích ứng lưỡi, khiến việc ăn uống, nhai nuốt và nói chuyện gặp chút khó khăn.

Mắc cài mặt trong cũng khó vệ sinh hơn mắc cài thường. Vì mắc cài bên trong nên dễ bị mắc thức ăn, đọng vôi răng và dễ hình thành mảng bám hơn. Lực tác động từ phía trong nên thời gian niềng răng có thể lâu hơn niềng răng mặt ngoài một chút.

3.4. Niềng răng bằng mắc cài sứ

Niềng răng bằng mắc cài sứ
Niềng răng bằng mắc cài sứ

Mắc cài sứ được làm bằng hợp kim gốm và một vài loại vật liệu vô cơ khác. Sau đó, dây thun và dây cung môi sẽ được gắn vào răng để định hình và tăng lực kéo. Vật liệu sứ để niềng răng có độ chịu lực tốt và rất khó bị phá vỡ. Dây thun có độ đàn hồi cao và hoàn toàn tương thích với môi trường miệng.

Tuy nhiên, chi phí niềng răng mắc cài sứ sẽ cao hơn niềng răng mắc cài kim loại. Ngoài ra, thời gian niềng răng cũng kéo dài hơn. Nếu chăm sóc không kỹ, chân đế xung quanh mắc cài cũng dễ bị nhiễm màu. 

 

Để lựa chọn cho mình phương pháp niềng răng phù hợp nhất, bạn hãy trực tiếp đến phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ khám và tư vấn cụ thể loại mắc cài phù hợp với mình nhé! Chỉnh nha là một quá trình lâu dài cần sự kiên trì và chú ý trong hoạt động ăn nhai hàng ngày, nên từ phía bệnh nhân cần làm theo sự hướng dẫn của bệnh nhân.

>>> Xem thêm: Niềng răng Invisalign bao nhiêu tiền?

0/5 (0 Reviews)

Leave A Comment