Niềng răng có hại không? Có ảnh hưởng gì không?

Niềng răng có hại không? Có ảnh hưởng gì không?

Hiện nay, nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, niềng răng không còn là phương pháp quá mới mẻ. Hiện tại, niềng răng được đánh giá là phương pháp chỉnh răng duy nhất, có thể bảo tồn mô răng thật tối đa. Cải thiện tình trạng răng hô, móm, lệch lạc từ mức độ đơn giản đến phức tạp, giúp răng đẹp đều, chuẩn khớp cắn…Tuy niềng răng có nhiều ưu điểm, nhưng không phải ai cũng thích hợp để niềng răng. Vì với những trường hợp không cần thiết, niềng răng sẽ làm răng yếu đi, hoặc gây hại cho răng, nếu bác sĩ thao tác thiếu chuyên nghiệp. Vậy, niềng răng có hại không? Lợi ích và tác hại của niềng răng như thế nào? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây, trước khi đưa ra quyết định có nên niềng răng hay không nhé!  

1. Niềng răng là gì?

Hình ảnh niềng răng mắc cài tự khóa
Hình ảnh niềng răng mắc cài tự khóa

Niềng răng là quá trình sắp xếp, di chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm, bằng cách dùng lực tác động từ các khí cụ hỗ trợ niềng răng như: mắc cài, dây cung…Niềng răng giúp bạn có nụ cười đẹp và hài hòa hơn, giảm áp lực cho quai hàm, chỉnh lại khớp cắn bị sai lệch, hạn chế các bệnh lý răng miệng không mong muốn và hỗ trợ quá trình ăn nhai thức ăn được dễ dàng.

2. Tác dụng của niềng răng?

Niềng răng giúp di chuyển các răng về đúng vị trí trên cung hàm
Niềng răng giúp di chuyển các răng về đúng vị trí trên cung hàm

Niềng răng là giải pháp hoàn hảo để khắc phục nhược điểm của răng hô, móm, lệch lạc hoặc trường hợp răng bị sai lệch khớp cắn… người mắc các bệnh lý về răng miệng, xương hàm… ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

3. Trường hợp nào không nên niềng răng?

Sẽ có một số trường hợp không nên niềng răng mà bạn cần lưu ý
Sẽ có một số trường hợp không nên niềng răng mà bạn cần lưu ý

Niềng răng là giải pháp chỉnh nha để cải thiện răng khuyết điểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để thực hiện phương pháp chỉnh răng này,. Những bệnh nhân đang bị bệnh nặng, đặc biệt là người mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh liên quan đến máu thì tuyệt đối không nên niềng răng.

Niềng răng cũng không phải là giải pháp thích hợp cho bệnh nhân mắc bệnh tâm thần, hay người đang bị viêm quanh chân răng.

4. Niềng răng có hại không?

Niềng răng có hại không? Có ảnh hưởng gì không?
Việc niềng răng xảy ra biến chứng chỉ khi người thực hiện niềng sai kỹ thuật, thiếu trình độ chuyên môn

Thông thường, niềng răng giúp hàm răng, khuôn mặt hài hoà hơn, khả năng ăn nhai cũng tốt hơn. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện khi thực sự cần thiết. Vì mục đích niềng răng là để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người, hoàn toàn không phải là liệu pháp làm cho răng chắc khỏe hơn như các phương pháp điều trị răng miệng khác.

Ngoài ra, nếu việc niềng răng thực hiện sai cách, người niềng răng sẽ phải đối mặt với những nguy cơ gây hại đến sức khỏe răng miệng. Vì thế, bạn cần tìm hiểu thật kỹ, trước khi quyết định thực hiện niềng răng.

Một số biến chứng nguy hiểm sau khi niềng răng, có thể gặp phải nếu:

  • Bác sĩ niềng răng không cẩn thận, răng của bệnh nhân sau khi niềng sẽ yếu hơn. Về lâu dài, dễ mắc các bệnh lý về răng miệng, khả năng ăn nhai cũng gặp khó khăn, dễ bị đau và rụng sớm hơn.
  • Bác sĩ niềng răng không có nhiều kinh nghiệm, quy trình nắn chỉnh răng không đúng, có thể làm răng bị nghiêng, răng hoặc hàm không khít nhau, ngoài vấn đề gây mất thẩm mỹ thì việc ăn uống cũng gặp nhiều khó khăn, răng hay bị mỏi và đau khớp hàm …

Ngoài ra, nếu niềng răng không đúng kỹ thuật còn có thể làm chân răng lòi ra, gây viêm tuỷ, răng lung lay, kéo dài thời gian điều trị. Vì thế, việc chọn bác sĩ điều trị rất quan trọng, nếu không rất dễ gặp các biến chứng nguy hiểm.

Niềng răng có hại không? Có ảnh hưởng gì không?
Nếu một ca niềng răng không có đủ những điều kiện trên thì rất có thể sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm sau niềng răng.

Việc niềng răng đang trong độ tuổi phát triển, xương hàm phát triển có thể thay đổi cả nét mặt. Trường hợp này. cần thận trọng khi thực hiện niềng răng. Niềng răng có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hay không, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì đây là một trong những phương pháp chỉnh răng khó, cần nha sĩ có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, khí cụ chỉnh nha phải đảm bảo yêu cầu chất lượng. Bệnh nhân niềng răng cũng cần có ý thức chăm sóc răng miệng cẩn thận, và thực hiện chế độ ăn uống phù hợp.

5. Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi niềng răng?

làm thế nào để hạn chế rủi ro khi niềng răng
Để hạn chế rủi ro khi niềng răng, bạn cần chọn được đơn vị uy tín để thực hiện

Trước khi chỉnh nha, bạn cần phải xác định: việc niềng răng có thật sự cần thiết hay không, và phải lường trước những nguy cơ có thể xảy ra trước và sau khi niềng răng. Để hạn chế rủi ro, bạn có thể cân nhắc:

5.1. Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín

  • Chọn nha khoa hội tụ các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong nghề
  • Ứng dụng các công nghệ hiện đại, máy móc công nghệ cao
  • Cơ sở khang trang, môi trường vô trùng theo tiêu chuẩn của bộ y tế
  • Nhân viên nhiệt tình, tận tâm
  • Nha khoa nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng điều trị

5.2. Lưu ý cách chăm sóc răng miệng

  • Ưu tiên dùng bàn chải lông mềm, sử dụng bàn chải kẽ răng 2 – 3 lần/ngày (sau khi ăn)
  • Sử dụng thêm máy tăm nước để hỗ trợ tăng hiệu quả làm sạch
  • Ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai. Hạn chế những món ăn quá nhiều đường, quá cứng
  • không tự ý điều chỉnh dây cung và mắc cài
  • Tuần thủ theo đúng sự hướng dẫn và thăm khám đúng lịch hẹn

Chỉnh nha là quá trình nắn chỉnh răng cần có nhiều thời gian để thực hiện. Nên đòi hỏi ở bệnh nhân sự hợp tác với bác sĩ và kiên trì theo đuổi kế hoạch. Khi có sự cố khi chỉnh nha, bạn nên liên hệ ngay đến nha khoa sớm nhất có thể. Các bác sĩ chuyên môn sẽ giúp bạn khắc phục và đi đúng lộ trình điều trị.

 

Niềng răng có hại không? Mặc dù, niềng răng không gây nguy hiểm, nhưng vẫn có thể khiến bệnh nhân gặp phải biến chứng. Hiện nay, có rất nhiều phòng khám nha khoa thực hiện niềng răng. Nếu đang có nhu cầu chỉnh lại hàm răng nhiều khuyết điểm, bạn cần lựa chọn cho mình một địa chỉ niềng răng uy tín với đội ngũ bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại để quá trình niềng răng của bạn diễn ra an toàn và đạt kết quả tốt nhất.

>>> Xem thêm: Niềng răng silicon trainer dành cho trẻ từ 5 đến 10 tuổi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *