Răng hàm đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình ăn nhai. Vì thế, nếu răng hàm bị sâu sẽ rất đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc của bạn. Vậy, nếu răng hàm bị sâu nặng phải làm sao? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Làm sao để biết răng bị sâu nặng?
Răng hàm thường xuyên tiếp xúc với thức ăn, có vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, nếu bạn không có phương pháp vệ sinh răng miệng hợp lý thì khả năng răng bị sâu do vi khuẩn tấn công là rất lớn.
Để biết có phải mình bị sâu răng hay không, bạn có thể quan sát bằng mắt thường, hoặc qua những biểu hiện sau đây: Những vết đen xuất hiện trên bề mặt răng, răng ê buốt khi ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Xuất hiện những cơn đau trong quá trình ăn nhai hoặc khi đánh răng mà bạn vẫn cảm thấy hôi miệng. Nếu bạn biết mình sâu răng do quan sát từ bên ngoài hoặc cảm nhận được các cơn đau răng, thì răng bạn đã bị sâu ở mức độ nặng.
2. Khi răng sâu nặng thì phải làm sao?
Khi bị sâu răng, dù đang bị sâu ở mức độ nặng hay nhẹ, bạn cũng cần đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt
Khi phát hiện sâu răng, trước hết, bạn nên tăng cường vệ sinh răng miệng sạch sẽ như: chải răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch mảng bám, hạn chế răng bị sâu nặng hơn, hạn chế lây lan sang các răng kế cận. Hạn chế đồ ăn nhiều đường và tinh bột, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Sau đó, đến gặp bác sĩ nha khoa để xác định mức độ sâu răng, để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
3. Một số phương pháp điều trị răng sâu:
Khi thăm khám và chẩn đoán sâu răng, Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng sâu và sức khỏe của bạn để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị răng sâu sau đây:
3.1. Trám răng
Trám răng sâu, giúp khôi phục hình dáng và chức năng của răng bằng vật liệu nha khoa composite. Trám răng là phương pháp được chỉ định cho trường hợp sâu răng ở mức độ nhẹ, để bịt kín lỗ sâu, sau khi đã nạo đi phần bị sâu trong răng, rồi trám Composite lên trên để không cho vi khuẩn vào xâm nhập làm hại tủy răng.
Quy trình trám răng sâu như sau:
- Thăm khám và tư vấn
- Nạo sạch vết sâu
- Cách ly răng cần trám và chuẩn bị bề mặt răng cần trám
- Trám răng sâu
- Chỉnh sửa lại vết trám
Trong quá trình trám, bác sĩ dùng dung dịch axit loãng để làm nhám bề mặt răng rồi cạo phần răng bị sâu ra, sau đó, bơm keo và composite vào lỗ răng cần trám. Chiếu đèn laser cho khô vật liệu trám. Nếu răng đã sâu đến tủy, Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy trước khi tiến hành trám răng.
3.2. Bọc sứ cho răng sâu
Ngoài phương pháp trám răng, bọc sứ cũng được xem là phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả, Bọc răng sứ sẽ giúp ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập trở lại, duy trì cho hàm răng chắc chắn và khả năng ăn nhai bình thường như răng thật.
Phương pháp này thường được chỉ định cho các trường hợp sâu răng ở mức độ nặng, răng có các khuyết điểm về hình dáng và màu sắc, nhưng phải còn giữ lại được chân răng.
Sau khi thăm khám và quyết định bọc răng sứ, quy trình bọc sứ như sau:
- Bác sĩ sẽ làm sạch vết sâu trên răng, loại bỏ các mô răng bị tổn thương, rồi mài răng để tạo cùi trụ, lấy dấu răng chuẩn xác, để đưa về phòng Labo thiết kế và chế tạo răng sứ phù hợp dấu răng của từng người. Đảm bảo sau khi bọc răng sẽ không bị cộm cấn khó chịu.
- Sau khi bọc xong, bác sĩ sẽ kiểm tra xem khớp cắn đã chuẩn xác hay chưa. Nếu đạt tiêu chuẩn thì quy trình bọc răng sứ cho răng sâu đã hoàn tất.
3.3. Nhổ răng sâu
Nếu răng bị sâu quá nặng, bị viêm tủy, viêm chân răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các răng kế cận thì Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định nhổ răng.
Quy trình nhổ răng sâu như sau:
- Bác sĩ sẽ làm sạch khoang miệng để quy trình nhổ răng được đảm bảo an toàn. Sau đó, tiến hành gây tê tại vị trí răng sâu, để giảm bớt cảm giác đau đớn khi nhổ răng.
- Sau khi ngấm thuốc tê, bác sĩ sẽ nạy nướu bằng dụng cụ nha khoa để làm răng lung lay, rồi dùng kìm để nhổ và lấy cả răng và chân răng ra. Sau đó, khâu lại vết nhổ và lấy bông gòn thấm cồn để cầm máu.
- Nhổ răng xong, bạn nên trồng răng giả càng sớm càng tốt, để hạn chế ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, thẩm mỹ và các vấn đề sức khỏe răng miệng.
Mỗi trường hợp sâu răng sẽ có cách giải quyết khác nhau, tùy vào mức độ và sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Vì thế, nếu bị sâu răng, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi điều trị, bạn nên đến phòng khám nha khoa uy tín gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị bằng những máy móc tốt và hiện đại nhất nhé!
>>> Xem thêm: Sâu răng số 8 phải làm sao? Nên điều trị hay nhổ bỏ tốt hơn?