Đau răng xuất hiện khi bạn mọc răng khôn, sâu răng, viêm nướu…khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến việc ăn uống, làm việc hàng ngày. Nếu không thể đi khám ngay, thì phải làm sao để giảm đau? Uống thuốc giảm đau có phải là biện pháp tốt nhất? Bạn hãy tham khảo một số phương pháp làm giảm đau răng ngay tại nhà dưới đây nhé!
1. Uống thuốc giảm đau
Uống thuốc là cách giảm những cơn đau răng nhanh chóng và phổ biến nhất. Tuy có thể giúp giảm đau nhanh, nhưng các loại thuốc giảm đau chỉ mang tính tạm thời. Vì nếu cơn đau răng kéo dài thường xuyên, thậm chí nếu đau răng đến phát sốt, thì bạn cần đi khám để bác sĩ can thiệp bằng các biện pháp nha khoa, chứ không nên lạm dụng thuốc giảm đau, vì sẽ gây nhờn thuốc và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cơ thể về sau, bởi những tác dụng phụ mà thuốc giảm đau gây ra. Và quan trọng là không thể giải quyết tận gốc tình trạng của mình.
2. Một số phương pháp giảm đau răng khác
Trong trường hợp bị đau răng nhưng chưa thể đi khám ngay, bạn có thể dùng thuốc nhưng không được lạm dụng. Ngoài ra, bạn nên tham khảo thêm một số mẹo giảm đau răng bằng các nguyên liệu dễ kiếm, dễ thực hiện tại nhà đây. Tuy không giúp hết đau triệt để, nhưng cũng giúp giảm những cơn đau nhức, khó chịu tạm thời.
2.1. Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh lên má tại vị trí đau răng là phương pháp đơn giản, nhưng đem lại hiệu quả giảm đau rất tốt. Chườm đá lạnh làm tăng ngưỡng kích thích các sợi cơ, co mạch, lượng máu lưu thông ở vùng tổn thương cũng giảm, làm giảm co thắt cơ, cải thiện tuần hoàn máu giúp giảm cơn đau răng nhanh chóng.
2.2. Súc miệng bằng nước muối
Muối có tác dụng hỗ trợ sức khỏe, phát triển hệ miễn dịch, ổn định nhịp tim, huyết áp và giảm đau răng hiệu quả. Đồng thời, các thành phần chống vi khuẩn tự nhiên trong muối có thể giảm đau răng và diệt vi khuẩn gây viêm nướu.
Cách súc miệng nước muối giảm đau răng như sau: Pha một muỗng cà phê muối vào một ly nước ấm rồi súc miệng từng ngụm nước muối nhiều lần sẽ giúp làm dịu cơn đau răng.
2.3. Giảm đau răng bằng hành tây
Hợp chất Polyphenolic trong hành tây, có tác dụng làm giảm nguy cơ gây ung thư, tim mạch, viêm nhiễm, có tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp tiêu diệt vi trùng trong khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng.
Ngoài ra, hành tây còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nướu, ngăn chảy máu nướu răng. Trong hành còn có hợp chất lưu huỳnh, khi tác dụng với nước bọt sẽ tạo thành axit sulfuric, có thể gây tê và giảm đau. Đây là nguyên liệu chữa đau răng tại nhà rất hiệu quả. Ngoài ra, hành tây còn có thể chữa kích ứng nướu và ngăn ngừa sâu răng.
Cách sử dụng: Nhai một lát hành lớn cho đến khi mùi nồng của hành mất đi. Tiếp tục nhai miếng hành khác cho đến khi bạn thấy cơn đau giảm dần.
2.4. Làm giảm đau răng bằng đinh hương
Để chữa đau răng sâu bằng đinh hương, ta dùng bột đinh hương đắp lên vùng răng bị đau, hoặc nhai một nhánh đinh hương, để tinh dầu tiết ra làm giảm cơn đau. Hoặc cũng có thể dùng một lượng nhỏ tinh dầu đinh hương nhỏ lên vùng răng bị đau, đợi một lúc cơn đau sẽ giảm dần.
2.5. Chữa đau răng bằng lá ổi
Trong lá ổi có chất chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Không chỉ giúp chữa đau răng, lá ổi còn làm giảm loét miệng và sưng lợi (nướu).
Cách thực hiện: nhai một hoặc vài lá ổi trong miệng, cho đến khi nước tiết ra, tác động đến vùng răng bị đau. Hoặc cho một nắm lá ổi vào nước sôi, đợi đến khi nước nguội bớt, thêm vào một chút muối, dùng nước này súc miệng, sẽ làm bớt cơn đau răng.
3. Cách chăm sóc răng miệng để hạn chế sâu răng
Muốn không bị đau răng, bạn cần có chế độ chăm sóc và bảo vệ răng miệng đúng cách:
- Chải răng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng, để hỗ trợ làm sạch thức ăn thừa, mảng bám trên răng.
- Không ăn đồ ngọt, bánh kẹo,… khi răng đang bị sâu, nếu răng chưa bị sâu ,cũng hạn chế tối đa loại đồ ăn này.
- Dùng những loại kem đánh răng có chứa flour theo đúng tỷ lệ y tế, để tăng độ bền chắc của răng.
- Kiểm tra và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện kịp thời và có biện pháp điều trị các bệnh lý răng miệng.
Nếu đang bị đau răng và muốn tìm cách giảm đau nhanh chóng, ngoài uống thuốc giảm đau, bạn có thể tham khảo những cách giảm đau trên. Nhưng để điều trị triệt để, bạn nên trực tiếp đến gặp bác sĩ nha khoa, để được thăm khám và tư vấn cụ thể với trường hợp của mình nhé.
>>> Tình trạng răng sâu nếu không được can thiệp điều trị kịp thời rất dễ ảnh hưởng đến “Răng sâu có nên nhổ không? Răng sâu không nhổ có sao không?”