Hiện tượng răng sâu vào tủy là tình trạng sâu đã ở mức báo động, đã gây viêm tủy răng. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Dấu hiệu để nhận biết răng sâu đến tủy là như thế nào và đâu là cách chữa trị hiệu quả?
1. Dấu hiệu nhận biết răng sâu vào tủy
Sâu răng là quá trình vi khuẩn tấn công vào răng, làm cấu trúc răng bị tổn thương. Nếu không chữa trị, mô răng sẽ dần bị phá hủy, do sâu đã tấn công vào tủy răng gây viêm tủy. Khi răng sâu vào đến tủy, bạn sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu, gây ảnh hưởng rất nhiều tới việc ăn nhai và cuộc sống hàng ngày. Răng sâu vào tủy thường được biểu hiện qua những triệu chứng sau:
- Thỉnh thoảng cảm thấy đau nhức răng, nhất là khi ăn uống đồ ăn ngọt, quá nóng hoặc quá lạnh.
- Những cơn đau nhức sẽ thường xuyên xuất hiện, mức độ đau cũng nặng hơn, liên tục có cảm giác đau buốt kéo dài. Những cơn đau còn xuất hiện về đêm, khiến bạn mất ngủ nên sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu.
- Răng sâu vào tủy là đã ở mức độ rất nghiêm trọng, nếu không kịp thời điều trị, sẽ gây viêm tủy hoặc hoại tử tủy răng. Trường hợp tủy răng bị chết, tuy thấy hết đau răng, nhưng răng bị sâu sẽ bị lồi thịt.
2. Những hậu quả khi răng bị sâu vào tủy.
Khi bị sâu răng, nếu không chữa trị sớm, làm răng ăn vào bên trong tủy, sẽ gây ra cảm giác ê buốt, đau nhức rất dữ dội, việc ăn uống cũng gặp nhiều khó khăn vì lúc này, răng quá nhạy cảm với các loại thức uống đồ ăn ngọt, cay nóng hoặc quá lạnh,…mức độ nghiêm trọng hơn, khi sâu răng có thể có thể dẫn tới hậu quả mất răng.
Khi mới bị sâu răng, trong quá trình vi khuẩn dần ăn vào tủy, sẽ xuất hiện các cơn đau nhức nhẹ. Mới đầu, bạn sẽ không để ý, nhưng sau một thời gian, khi mức độ viêm đã nặng hơn, thì cường độ đau răng cũng sẽ tăng dần, gây đau nhức, ê buốt thường xuyên khiến bạn không thể chịu đựng được. Lúc này bạn sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống và công việc, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Làm bạn bắt buộc phải đến gặp bác sĩ để tìm cách can thiệp bằng các phương pháp nha khoa.
Khi bị răng sâu nặng, tủy răng bị viêm và dần bị hoại tử. sẽ gặp phải những vấn đề răng miệng nguy hiểm như: viêm chóp răng, viêm cuống răng, áp xe ổ xương răng, nhiễm trùng, lây sang các răng kế cận,…dẫn đến hậu quả mất răng.
3. Cách chữa răng sâu vào tủy
Khi răng sâu bị ăn vào tủy, bạn không nên kéo dài thời gian mà cần sớm đến phòng khám nha khoa để bác sĩ trục tiếp thăm khám, chụp X-quang tại vị trí răng sâu, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác cũng như phương pháp điều trị phù hợp.
3.1. Điều trị tủy răng hoặc bọc răng sứ
Khi răng bị sâu, ăn vào tủy ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách làm sạch ống tủy. Trường hợp răng yếu, dễ gẫy thì có thể bọc mão sứ ra bên ngoài để bảo vệ răng. Đảm bảo cho bạn chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
3.2. Nhổ răng
Trường hợp răng đã ăn sâu vào tủy, vi khuẩn đã lây lan gây viêm nhiễm sang các răng kế cận mà không thể điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ, để tránh tình trạng răng thêm nghiêm trọng.
Khi đã nhổ xong răng sâu, bác sĩ sẽ vệ sinh để làm sạch vùng nướu răng mới nhổ để ngăn chặn sâu răng lây lan sang các răng bên cạnh.
Sau khi nhổ răng, để tránh hiện tượng tiêu xương và giảm bớt gánh nặng cho các răng còn lại trong quá trình ăn nhai. Cũng như đảm bảo độ thẩm mỹ cho gương mặt, bạn nên trồng răng giả để thay thế răng đã mất.
Để hạn chế tình trạng răng sâu, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau, bạn hãy bảo vệ răng của mình bằng những cách sau:
- Chải răng sạch sẽ, nhẹ nhàng, đúng cách bằng bàn chải lông mềm để làm sạch vi khuẩn, mảng bám trên bề mặt răng và nướu.
- Dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng để hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn cứng đầu mà chải răng không làm sạch hết được.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn nhiều chứa đường, tinh bột , dẻo vì dễ bám vào răng. Vệ sinh răng sạch sẽ sau khi ăn.
- Khám và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng lần, giữ vệ sinh răng và phát hiện, điều trị sớm các bệnh lý răng miệng nhất là sâu răng.
Nếu gặp phải trường hợp răng sâu bị ăn vào tủy, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín, để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng và sức khỏe răng miệng của mình.
>>> Khi bị sâu răng nhưng không thể đến nha sĩ ngay thì bạn cần có cách xử lý trước để giảm đau, nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này có thể tham khảo bài viết: “Đau răng sâu phải làm sao? Uống thuốc gì để giảm đau nhanh chóng?“