Nha khoa Sài Gòn ST

CÔNG TY TNHH NHA KHOA SÀI GÒN S.T Mở cửa : Thứ 2 – chủ nhật: 7h30 – 20H

EMAIL

cskh.nhakhoasaigonst @gmail.com

GỌI NGAY

0908 522 566

ĐẶT LỊCH

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN

EMAIL

cskh.nhakhoasaigonst@gmail.com

GỌI NGAY

0969 077 522

Sâu răng số 8 phải làm sao? Nên điều trị hay nhổ bỏ tốt hơn?

Sâu răng số 8 phải làm sao? Nên điều trị hay nhổ bỏ tốt hơn?

Răng số 8 (còn gọi là răng khôn) mọc ở vị trí cuối cùng trên cung hàm. Sâu răng số 8 là tình trạng bệnh lý răng miệng không ít người gặp phải. Do đặc điểm của răng số 8 khác với các răng còn lại, nên khi bị sâu răng sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Vậy khi bị sâu răng số 8 phải làm sao, nên điều trị hay nhổ bỏ thì tốt hơn?

1. Tại sao răng số 8 lại bị sâu?

Thông thường, răng số 8 rất dễ bị sâu
Thông thường, răng số 8 rất dễ bị sâu

Do là chiếc răng mọc sau cùng, nên khi mọc trên cung hàm sẽ ko còn đủ chỗ, khiến răng mọc lệch, mọc ngang hoặc mọc ngầm dưới nướu. Vị trí răng số 8 ở trong cùng nên rất khó vệ sinh răng, làm vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để phát triển gây ra hiện tượng răng bị sâu, thậm chí lây sang răng số 7 và các răng còn lại.

>>> Xem thêm: Răng sâu là gì? Vì sao răng bị sâu? răng sâu phải làm sao

2. Sâu răng số 8 thì phải làm sao?

Nếu răng số 8 bị sâu nặng, bác sĩ có thể chỉ định nhổ để tránh gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh
Nếu răng số 8 bị sâu nặng, bác sĩ có thể chỉ định nhổ để tránh gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh

Mỗi chiếc răng trên cung hàm đều đảm nhận một nhiệm vụ và chức năng riêng. Tuy nhiên, khác với các răng còn lại, răng số 8 ở tận bên trong, nên nhiệm vụ ăn nhai và thẩm mỹ cũng không quan trọng. Vì thế, khi bị sâu răng, hầu hết bác sĩ sẽ chỉ định nên nhổ bỏ răng để tránh những tác hại khong tốt đến sức khỏe răng miệng. Đặc biệt, với trường hợp răng số 8 vừa bị sâu, mọc lệch, mọc nghiêng thì nhổ răng chính là biện pháp hiệu quả nhất.

  • Sau khi nhổ răng số 8, sẽ chấm dứt tình trạng đau nhức do sâu răng gây ra, tránh những nguy cơ lây sâu răng sang các răng khác.
  • Khi nhổ răng khôn, sẽ không ảnh hưởng tới việc ăn nhai hay thẩm mỹ nên sau khi nhổ răng, bạn cũng không cần thiết phải trồng răng giả thay thế.
  • Một số ít trường hợp răng số 8 mọc thẳng, không gây ảnh hưởng đến các răng kế cận nhưng bị sâu, để tránh nhổ răng thì có thể thực hiện trám răng, để nó có thể hỗ trợ ăn nhai với các răng khác.

Nếu răng số 8 bị sâu, để biết chính xác nên làm thế nào, bạn nên trực tiếp đến phòng khám nha khoa để thăm khám, chụp phim,  xác định cụ thể tình trạng răng miệng, rồi bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa sâu răng hay nhổ bỏ răng sẽ tốt hơn với trường hợp của bạn.

3. Nhổ răng số 8 được thực hiện như thế nào?

Trước khi nhổ răng số 8, bệnh nhân sẽ được kiểm tra sức khỏe cẩn thận
Trước khi nhổ răng số 8, bệnh nhân sẽ được kiểm tra sức khỏe cẩn thận

Răng số 8 không có nhiệm vụ quan trọng, cũng như thẩm mỹ như những răng khác, nên nếu bị sâu mà gây ảnh hưởng đến các răng kế cận, thì bạn nên nhổ răng để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trước khi nhổ răng, Bác sĩ sẽ tiến hành khám, chụp X – quang để xác định chính xác vị trí và tình trạng răng. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định có cần thiết phải nhổ răng số 8 hay không.

Đối với trường hợp bệnh nhân bị tim mạch, tiểu đường hoặc các bệnh liên quan đến máu… thì quá trình nhổ răng sẽ được kiểm soát chặt chẽ, để phòng những tai biến có thể xảy ra trong quá trình nhổ răng.

Trước khi nhổ răng, bạn sẽ được gây tê tại vị trí nhổ răng nên trong khi nhổ, bạn sẽ không cảm thấy đau nhức hoặc ê buốt. Khi lấy chân răng khôn, nếu quá phưc tạp, bác sĩ sẽ dùng thiết bị nha khoa để rạch nướu rồi làm sạch vùng nhiễm trùng. Sau khi răng được lấy ra, bác sĩ sẽ loại bỏ các túi mủ chứa vi khuẩn rồi vệ sinh sạch sẽ. Sau đó, khâu lại bằng chỉ nha khoa tự tiêu.

4. Cách chăm sóc sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng, để quá trình lành thương nhanh hơn, bạn nên chú ý nghỉ ngơi, chăm sóc vết thương
Sau khi nhổ răng, để quá trình lành thương nhanh hơn, bạn nên chú ý nghỉ ngơi, chăm sóc vết thương
  • Trong khi nhổ răng bạn sẽ không cảm thấy đau vì đã được tiêm thuốc tê trước đó. Tuy nhiên, sau khi thuốc hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy nhức tại vị trí răng  mới nhổ. Để giảm bớt cơn đau, bạn nên sử dụng thuốc giảm đau đã được bác sĩ kê đơn.
  • Trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng, không được súc miệng, nhổ nước miếng, uống nước quá lạnh hoặc quá nóng. 
  • Khi vệ sinh răng, cần chải răng nhẹ nhàng, tránh gây ảnh hưởng đến vết thương.
  • Khi răng mới nhổ, để tránh đau nhức và không gây tổn thương đến vị trí nhổ răng. Bạn không nên ăn đồ ăn quá cứng, tránh hút thuốc hoặc uống rượu bia..
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Sau khi nhổ răng cần có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ để huyệt ổ răng lành thương và cầm máu ổn định. Do đó cần có kế hoạch nghỉ ngơi dài ngày.
  • Giảm sưng bằng cách chườm lạnh: Sưng sau nhổ răng là khá phổ biến, cần thường xuyên chườm đá lạnh liên tục để giảm bớt sưng đến khi ổn định
  • Giảm đau bằng cách uống thuốc: Thường sau khi hết thuốc tê sẽ gây đau huyệt ổ răng, thuốc giảm đau là vô cùng hữu hiệu trong các trường hợp này
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn lỏng, ăn nguội, không ăn đồ cứng, không mút chíp, khạc nhổ sau nhổ răng là những lưu ý vô cùng quan trọng

Sâu răng số 8 là vấn đề răng miệng cần sớm được xử lý để tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Cách tốt nhất là bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp nha khoa để khám và được bác sĩ tư vấn cụ thể về trường hợp sâu răng số 8 của mình, phải làm sao, nên nhổ hay điều trị nhé!

>>> Để tránh tình trạng sâu răng cũng như những vấn đề răng miệng khác, bạn nên thăm khám răng miệng và cạo vôi định kỳ. Việc lấy cao răng là điều cần thiết nhưng nhiều người lo ngại sợ sẽ ảnh hưởng đến mô răng. Vậy đâu là câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Cùng tham khảo những thông tin trong bài viết: “Lấy cao (vôi) răng có hại không? Có ảnh hưởng gì không?” để biết thêm thông tin bạn nhé!

0/5 (0 Reviews)

Leave A Comment