Nha khoa Sài Gòn ST

CÔNG TY TNHH NHA KHOA SÀI GÒN S.T Mở cửa : Thứ 2 – chủ nhật: 7h30 – 20H

EMAIL

cskh.nhakhoasaigonst @gmail.com

GỌI NGAY

0908 522 566

ĐẶT LỊCH

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN

EMAIL

cskh.nhakhoasaigonst@gmail.com

GỌI NGAY

0969 077 522

Nguyên nhân răng mọc lệch ở trẻ và cách khắc phục

Nguyên nhân răng mọc lệch ở trẻ và cách khắc phục

Tình trạng răng mọc lệch thường gặp phải ở trẻ em trong giai đoạn thay răng, bởi những thói quen xấu như: đẩy lưỡi, mút tay, bú bình, nghiến răng khi ngủ… Nếu biết chăm sóc ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ có hàm răng đẹp về sau này. Nhưng nếu răng trẻ mọc lệch lạc mà không có hướng điều trị kịp thời thì răng vĩnh viễn sau này sẽ bị mọc lệch. Vậy, khi răng trẻ mọc lệch phải làm sao?

1. Vì sao răng bé mọc lệch?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng mọc lệch ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng mọc lệch ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng mọc lệch ở trẻ em như:

  • Răng mọc lệch do di truyền: Nếu răng của cha mẹ không chuẩn, thì về sau, con cái cũng bị di truyền lại những đặc điểm đó.
  • Răng sữa có vai trò quan trọng trong việc giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Nếu răng sữa bị mất quá sớm, khả năng các răng khác sẽ mọc chen vào vị trí trống, dẫn đến tình trạng răng mọc chen chúc nhau.
  • Những thói quen từ nhỏ cũng là nguyên nhân làm vị trí răng và cấu trúc hàm bị thay đổi, gây ra tình trạng răng mọc lệch như: mút tay, đẩy lưỡi, thở bằng miệng, bú bình, ngủ nghiến răng, chép miệng…

>>> Xem thêm: Răng lệch lạc là gì? Nên niềng hay bọc sứ là tốt nhất?

2. Dấu hiệu nhận biết răng trẻ bị lệch

Dấu hiệu nhận biết răng trẻ bị lệch
Dấu hiệu nhận biết răng trẻ bị lệch

Để nhận biết răng trẻ có bị mọc lệch hay không, cha mẹ hãy để ý một số dâu hiệu sau:

Trẻ bị đau một bên hàm nhai, gương mặt không cân đối.

Trẻ hay bị đau nhức ở khớp thái dương, thường xuyên cắn vào má hoặc miệng khi nhai.

Trên hàm răng sữa, không có khoảng hở giữa các răng.

Xương hàm của bé đưa ra phía trước hoặc phía sau quá nhiều.

Răng mới có kích thước quá lớn, không đủ chỗ cho răng mọc trên cung hàm.

3. Răng mọc lệch ảnh hưởng đến tương lai của trẻ như thế nào?

Răng mọc lệch vào trong làm sai lệch khớp cắn, các răng trên cung hàm không thể đồng bộ với nhau
Răng mọc lệch vào trong làm sai lệch khớp cắn, các răng trên cung hàm không thể đồng bộ với nhau

Khi phát hiện răng trẻ có dấu hiệu mọc lệch lạc, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ tìm cách xử lý, tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng trong tương lai. Nếu không được xử lý kịp thời, trẻ sẽ có nguy cơ mắc phải những vấn đề sau:

Răng mọc lệch vào trong ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và phát âm của trẻ, trẻ phát âm không tròn vần, rõ chữ, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện trong tương lai.

Trẻ thay răng bị mọc lệch, không thẳng hàng, mọc chen chúc, lộn xộn,… sẽ làm tổn thương xương hàm gây rối loạn khớp thái dương hàm…

Nếu răng mọc lệch vào trong, thức ăn thừa sẽ bị mắc vào kẽ răng, vì răng bị lệch lạc, rất khó để vệ sinh răng được sạch sẽ. Lâu dần, vi khuẩn sẽ tích tụ, gây ra những bệnh lý như: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,…

Hàm răng mọc lộn xộn, làm khuôn mặt và nụ cười của bé kém xinh, khiến trẻ tự ti khi giao tiếp. Vì thế, chăm sóc răng miệng từ nhỏ sẽ giúp trẻ có hàm răng đều, đẹp về sau này.

4. Hạn chế tình trạng răng mọc lệch bằng cách nào?

Hạn chế tình trạng răng mọc lệch bằng cách nào?
Hãy theo dõi quá trình mọc răng của trẻ để hạn chế tình trạng răng mọc lệch hiệu quả

Nguyên nhân khiến răng trẻ mọc lệch, là do những thói quen xấu hàng ngày của bé như mút tay, nghiến răng, cắn móng tay…. Nếu phát hiện trẻ mắc phải thói xấu nào, gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng, cha mẹ nên nhắc nhở và sửa cho trẻ thói quen đó.

Rèn cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách để trẻ có một hàm răng chắc khỏe, răng sữa không bị rụng quá sớm để tránh hiện tượng răng mọc lệch ở trẻ em.

Khi chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên của trẻ mọc lệch lạc, ba mẹ nên đưa bé đến phòng khám nha khoa để bác sĩ khám và có hướng điều trị kịp thời.

Nếu đã áp dụng tất cả các hướng xử lý trên mà không thấy hiệu quả, thì sau độ tuổi thay có thể phải niềng răng cho bé. Ba mẹ có thể tìm hiểu một số phương pháp niềng răng sau:

4.1. Niềng răng bằng khí cụ tháo lắp:

Niềng răng bằng khí cụ tháo lắp:
Niềng răng bằng khí cụ tháo lắp

Là phương pháp niềng răng được bác sĩ chỉ định cho trẻ từ 6 – 12 tuổi. Khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc và có dấu hiệu lệch lạc. Bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ chỉnh hàm bằng nhựa mềm hoặc cứng, được thiết kế phù hợp với tình trạng của trẻ), chủ yếu là tác động lực vào xương hàm, giúp nới rộng hàm, cho răng mọc đúng vị trí.

4.2. Niềng răng bằng mắc cài cố định

Niềng răng bằng mắc cài cố định
Niềng răng bằng mắc cài cố định

Niềng răng bằng mắc cài cố định áp dụng cho trẻ từ 10 tuổi trở lên, có răng mọc lệch ở mức độ phức tạp. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung và dây thun,  gắn cố định lên mặt răng. Sau đó sẽ tác động lực để kéo răng về đúng vị trí.

4.3. Niềng răng trong suốt Invisalign

Niềng răng trong suốt Invisalign
Niềng răng trong suốt Invisalign

Phương pháp này áp dụng cho trẻ từ 10 tuổi trở lên, bị lệch khớp cắn ở mức độ nhẹ. Đây là phương pháp chỉnh nha hiện đại, đạt độ thẩm mỹ cao. Các khay niềng được làm từ nhựa trong suốt, lắp vào cung hàm của trẻ để đưa răng về vị trí mong muốn.

Khi phát hiện răng trẻ có dấu hiệu mọc lệch, chen chúc, bố mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm nha khoa để bác sĩ tư vấn và có biện pháp can thiệp kịp thời. Việc nắn chỉnh răng càng sớm, thì càng đạt hiệu quả nhanh chóng, ít tốn thời gian và chi phí chỉnh răng hơn. Nên giúp trẻ có ý thức chăm sóc răng miệng từ nhỏ để trẻ có nụ cười đẹp, tự tin trong tương lai.

0/5 (0 Reviews)

Leave A Comment