Khớp cắn ngược (răng móm, hàm móm, miệng móm) là gì? Phương pháp điều trị như thế nào?

Khớp cắn ngược (răng móm, hàm móm, miệng móm) là gì? Phương pháp điều trị như thế nào?

Khớp cắn ngược (móm) có biểu hiện là: hàm răng trên ở phía trong so với hàm răng dưới. Khớp cắn ngược gây ra bởi hai nguyên nhân: Khớp cắn ngược do xương và khớp cắn ngược do răng. Trường hợp mắc phải tình trạng khớp cắn ngược, gây ra rất nhiều phiền toái: ảnh hưởng đến nụ cười cũng như ả vấn đề tự ti khi giao tiếp. Nếu gặp phải trường hợp hàm móm, khớp cắn ngược thì phải làm thế nào? Liệu rằng niềng răng để chỉnh răng móm, hàm móm có đem lại hiệu quả không?

 

1. Răng móm là gì? răng móm nguyên nhân do đâu?

Tình trạng răng móm
Tình trạng răng móm

Răng móm (khớp cắn ngược) có biểu hiện là khi răng hàm trên cụp sâu vào trong, răng hàm dưới đưa ra ngoài, gây mất thẩm mỹ khuôn mặt vì nhìn mặt như bị gãy, mất đi sự hài hoà vì xương hàm dưới bị đưa ra nhiều, và ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn nhai của người bệnh.

Răng móm do nhiều nguyên nhân: phần lớn nguyên nhân là do di truyền từ người thân trong gia đình, hoặc những thói quen xấu lúc nhỏ như: đẩy lưỡi, mút tay, ngậm ti giả, bú bình…

2. Có mấy loại khớp cắn ngược? và cách điều trị?

Khớp cắn ngược (móm) là biểu hiện của răng trên ở phía trong so với hàm dưới, có 3 loại là: khớp cắn ngược do răng, khớp cắn ngược do xương, khớp cắn ngược do cả xương hàm và răng.

Tình trạng răng móm
Tình trạng răng móm

2.1. Khớp cắn ngược do răng

Khớp cắn ngược do răng là biểu hiện ngược nhóm răng cửa ở phía trước. Trường hợp này sau khi điều trị hết khớp cắn ngược, sẽ có khuôn mặt bình thường. Nếu không sớm phát hiện và kịp thời điều trị, thì răng trên luôn bị răng dưới gây cản trở phía trước, làm răng và xương hàm trên bị ảnh hưởng, nhất là đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, làm xương hàm trên kém phát triển hơn so với hàm dưới, khuôn mặt lõm (mặt gãy) ở nhiều mức độ khác nhau.

Khớp cắn ngược do răng, có nguyên nhân là do răng cửa hàm trên mọc muộn hơn so với răng cửa hàm dưới. Hoặc trẻ có thói quen trượt hàm sang bên, theo xu hướng không thuận.

Cách điều trị khớp cắn ngược do răng, tốt nhất là nên chọn thời điểm răng cửa dưới đã mọc hết, răng cửa trên mọc ít nhất được một nửa răng.

2.2. Khớp cắn ngược do xương

Biểu hiện của khớp cắn ngược do xương là khuôn mặt bị lõm vào so với hàm răng trên ở phía trong so với hàm răng dưới. Mức độ lõm ngày càng gia tăng, có thể gây ra hiện tượng khớp cắn hở phía trước.

Khớp cắn bị ngược do xương là: trường hợp xương hàm trên kém phát triển hoặc xương hàm dưới phát triển quá mạnh. Cũng có thể do dị tật khe hở vòm miệng, làm xương hàm trên bị thiếu hụt kích thước theo chiều ngang hoặc chiều trước và sau của răng cửa hàm trên ở phía trong, so với răng cửa hàm dưới.

Trường hợp khớp cắn ngược do xương hàm trên ở mức độ nhẹ,  có thể sẽ đeo khí cụ ngoài mặt để kích thích sự phát triển của xương hàm trên.

Khi đeo khí cụ này, đòi hỏi phải tuân thủ tuyệt đối về chế độ và thời gian đeo. Cách này chỉ nên sử dụng tốt nhất trước 13 tuổi. Vì thế, phát hiện sớm tình trạng khớp cắn ngược thì tỷ lệ điều trị thành công sẽ cao hơn.

Tình trạng khớp cắn ngược do xương ở mức độ nặng, nguyên nhân là do xương hàm dưới hoặc do dị tật khe hở ở vòm miệng, hướng điều trị chủ yếu là phẫu thuật chỉnh hàm.

Trường hợp này có thể bắt đầu điều trị từ 18 tuổi trở lên, để đảm bảo răng đã ngừng tăng trưởng. Giai đoạn đầu, sẽ đeo khí cụ cố định nắn chỉnh răng để sau khi phẫu thuật, hai hàm răng sẽ trở nên bình thường, đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Thời gian điều trị kéo dài từ 1 đến 2 năm, tùy trường hợp móm nặng, nhẹ khác nhau.

2.3. Khớp cắn ngược do cả xương hàm và răng:

Khớp cắn ngược do cả xương hàm và răng
Khớp cắn ngược do cả xương hàm và răng

Với trường hợp này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định cả hai phương pháp: niềng răng và phẫu thuật xương hàm, để mang lại kết quả điều trị tốt nhất. Giai đoạn đầu, bạn sẽ đeo khí cụ niềng để chỉnh cho răng về đúng vị trí. Đảm bảo chuẩn khớp cắn cũng như chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của cả 2 hàm răng. Sau đó, sẽ phẫu thuật để đưa hàm dưới về vị trí tương đối với hàm trên.

 

Để biết được tình trạng móm (khớp cắn ngược) của mình đang ở mức độ nào, đâu là cách điều trị thích hợp và hiệu quả nhất. Bạn hãy trực tiếp đến bệnh viện chuyên răng hàm mặt hoặc phòng khám nha khoa uy tín, để được bác sĩ có nhiều kinh nghiệm thăm khám và tư vấn điều trị, phù hợp với trường hợp của mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *