Hôi miệng dạ dày: Nguyên nhân và mẹo chữa “cực nhạy”

Hôi miệng dạ dày: Nguyên nhân và mẹo chữa “cực nhạy”

Hôi miệng là bệnh thường gặp phải ở nhiều người. Tuy không phải là một căn bệnh gây nguy hiểm, nhưng nó lại gây ra không ít phiền toái cho người mắc bệnh. Một trong những vấn đề hôi miệng khó điều trị nhất chính là hôi miệng dạ dày, nếu đang gặp phải căn bệnh này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để chọn cho mình giải pháp khắc phục hiệu quả nhất nhé!

1. Hôi miệng do dạ dày là gì?

Hôi miệng do dạ dày là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu do bệnh lý
Hôi miệng do dạ dày là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu do bệnh lý

Hôi miệng do dạ dày là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu do bệnh lý: trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, dạ dày bị hở van..làm cho mùi thức ăn trong quá trình tiêu hóa theo vị trí bị hở bốc lên khoang miệng, gây ra mùi hôi.

2. Hôi miệng từ dạ dày – Nguyên nhân do đâu?

Hôi miệng từ dạ dày - Tình trạng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Hôi miệng từ dạ dày – Tình trạng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Dạ dày là cơ quan chức năng để tiêu hóa thức ăn, cũng là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn gây bệnh. Trong dạ dày có nhiều axit, enzim, dịch mật,… để  hỗ trợ tiêu hóa. Khi bị trào ngược dạ dày, axit sẽ tràn lên họng, thực quản làm tổn thương bề mặt niêm mạc họng, thực quản,…các dịch vị này có tính axit rất mạnh, nên khi niêm mạc bị tổn thương, vi khuẩn sẽ có điều kiện phát triển, dẫn đến bệnh hôi miệng.

Mùi hôi miệng còn do trong quá trình tiêu hóa, thức ăn bị trào ngược lên, khiến bạn mắc ói, kéo theo mùi hôi theo hơi thở bay ra ngoài.

Trào ngược dạ dày thực quản còn gây hôi miệng do ăn thức ăn và đồ uống không phù hợp với cơ thể như: những thực phẩm có vị cay nồng như: ớt, tiêu…những trái cây nhiều axit như: cam, chanh, bưởi, cà chua…đồ ăn có mỡ động vật, chất béo, đồ ăn chiên xào quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều muối hoặc uống rượu, bia, nước ngọt có gas

3. Một số mẹo chữa hôi miệng dạ dày cực nhạy

3.1. Chữa hôi miệng bằng lá bạc hà

Lá bạc hà - Nguyên liệu chữa hôi miệng hiệu quả
Lá bạc hà – Nguyên liệu chữa hôi miệng hiệu quả

Bạc hà chứa nhiều tinh dầu, ngoài chữa bệnh hôi chân tay và một số bộ phận khác trong cơ thể, bạc hà còn có tác dụng kháng khuẩn, khử mùi hôi trong khoang miệng rất tốt.

Cách chữa hôi miệng bằng bạc hà rất đơn giản, chỉ cần nhai lá bạc hà rồi súc miệng lại sẽ hết mùi hôi miệng.

3.2. Chữa hôi miệng bằng cam thảo

Cam thảo có vị ngọt, ấm, giúp làm dịu những cơn trào ngược dạ dày thực quản rất tốt
Cam thảo có vị ngọt, ấm, giúp làm dịu những cơn trào ngược dạ dày thực quản rất tốt

Tinh dầu trong cam thảo cũng giúp khử mùi hôi miệng rất hiệu quả. Có thể dùng rễ cam thảo để trị hôi miệng do bệnh liên quan đến dạ dày cũng rất tốt.

Sử dụng rễ cam thảo chữa hôi miệng bằng cách:

Lấy bột cam thảo pha với nước uống hàng ngày, vừa giúp giải độc, thanh nhiệt, lại vừa loại bỏ mùi hôi miệng. Hoặc có thể dùng vài lát cam thảo nhai trong miệng 1-2 lần/ngày để cải thiện hơi thở có mùi.

3.3. Chữa hôi miệng bằng gừng tươi

Trong gừng có rất nhiều thành phần chữa hôi miệng
Trong gừng có rất nhiều thành phần chữa hôi miệng

Trong gừng có rất nhiều thành phần chữa hôi miệng hiệu quả như :tinh dầu, zingiberen curcumen và các hợp chất (geraniol, linalool và borneol). Sử dụng gừng tươi để chữa hôi miệng bằng cách: Rửa sạch, gọt vỏ, thái thành lát mỏng nấu với nước rồi để nguội. Sau khi đợi nước gừng nguội, dùng nước để súc miệng hàng ngày sẽ giúp kiểm soát mùi hôi miệng hiệu quả.

3.4. Chữa hôi miệng bằng vỏ chanh tươi

Vỏ chanh tươi có tác dụng diệt vi khuẩn
Vỏ chanh tươi có tác dụng diệt vi khuẩn

Trong vỏ chanh chứa rất nhiều vitamin C, có tác dụng diệt vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, làm trắng răng và giúp khử mùi hôi hiệu quả. Bạn có thể nhai trực tiếp vỏ chanh rồi nuốt hoặc dùng nước cốt chanh hòa với nước muối loãng rồi súc miệng từ 2 đến 3 lần/ ngày để làm sạch răng và loại bỏ mùi hôi miệng khó chịu.

3.5. Điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt

Nếu đang gặp phải những vấn đề về dạ dày, bạn nên chú ý để điều chỉnh chế độ ăn uống của mình
Nếu đang gặp phải những vấn đề về dạ dày, bạn nên chú ý để điều chỉnh chế độ ăn uống của mình

Nếu đang gặp phải những vấn đề về dạ dày, bạn cần lưu ý bảo vệ sức khỏe để phòng tránh bệnh hôi miệng do dạ dày gây ra bằng cách:

  • Thay đổi thói quen ăn uống: hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, khi ăn cần nhai kỹ, nuốt chậm thức ăn để giảm gánh nặng cho dạ dày.
  • Uống nhiều nước để dễ tiêu hóa hơn, đồng thời làm giảm các loại vi khuẩn có hại trong dạ dày. Không ăn khuya, không ăn quá no trước khi đi ngủ để tránh mùi hôi do thức ăn không kịp tiêu hóa.
  • Không ăn quá nhiều đồ cay nóng, hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá, nước có gas…
  • Tăng cường ăn  rau, củ, quả, khoai lang, mật ong, sữa chua… để bổ sung chất xơ, hỗ trợ quá trình tiêu quá tốt hơn.
  • Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, chăm chỉ luyện tập thể thao, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan… để đảm bảo sức khỏe, tránh căng thẳng kéo dài vì sẽ gây ảnh hưởng đến huyết áp, gây trào ngược axit dạ dày thực quản.

 

Nếu bị hôi miệng do hở van dạ dày hoặc những bệnh liên quan đến dạ dày, bạn có thể áp dụng một số cách trên để chữa trị. Trường hợp những mẹo dân gian này không hiệu quả như mong muốn, bạn hãy tìm đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tìm ra nguyên nhân để bệnh hôi miệng được kịp thời chữa trị nhé!

>>> Xem thêm: Bị hôi miệng không rõ nguyên nhân phải làm sao?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *