Hôi miệng nặng dù vệ sinh sạch sẽ, do đâu?

Hôi miệng nặng dù vệ sinh sạch sẽ, do đâu?

Hôi miệng nặng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, thông thường là do răng – nướu – lưỡi hoặc tai, mũi, họng hay một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, đường hô hấp cũng làm hơi thở có mùi hôi. Hơi thở có mùi hôi gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, khiến người hôi miệng mất tự tin khi giao tiếp. Vậy, hơi thở có mùi hôi là bị bệnh gì? vì sao đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ mà hơi thở vẫn có mùi hôi?

1. Nguyên nhân hôi miệng nặng dù vệ sinh sạch sẽ

Hôi miệng là bệnh lý khi nói, miệng phát ra hơi thở có mùi hôi hoặc mùi khó chịu. Có thể gặp ở bất cứ ai và ở bất kỳ độ tuổi nào, là chứng bệnh phổ biến trong số các bệnh lý về nha khoa, sau bệnh: sâu răng và viêm nha chu.

Hôi miệng có thể do những nguyên nhân sau:

Bệnh lý về răng

Trường hợp mắc bệnh lý cũng là nguyên nhân gây hôi miệng
Trường hợp mắc bệnh lý cũng là nguyên nhân gây hôi miệng

Chứng hôi miệng xuất hiện là do sự phân hủy protein của các vi sinh vật trong khoang miệng, sản sinh ra các chất như sulfide, methyl mercaptan,  có mùi khó chịu hoặc thức ăn còn sót lại trong miệng, dính giữa các kẽ răng, khi phân hủy, sẽ gây ra mùi hôi.

Viêm nha chu: Tình trạng vùng lợi quanh răng bị viêm, sưng… do vi khuẩn. Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ hình thành các túi vi khuẩn giữa lợi và răng, làm miệng bị hôi.

Sâu răng: sẽ xuất hiện những lỗ hổng trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ẩn và gây ra mùi hôi khó chịu.

Cao răng: Khi mảng bám đóng quanh chân răng, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi…cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.

Viêm lưỡi: Lưỡi là nơi vụn thực phẩm hay bị dính lại, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phân hủy protein gây ra mùi hôi.

Khô miệng: Nước bọt giữ cho khoang miệng ẩm, giúp làm sạch miệng, hỗ trợ tiêu hóa, giảm nồng độ acid trong miệng. Khi nồng độ acid trong khoang miệng cao, vi khuẩn sinh sản nhiều hơn, là nguyên nhân gây hôi miệng.

Một số bệnh lý như: suy gan, ung thư, loét dạ dày, tắc ruột… có thể gây ra chứng hôi miệng nặng, do phải sử dụng thuốc điều trị đặc biệt..

Hôi miệng do thuốc

Việc sử dụng thuốc không đúng cách cũng là nguyên nhân gây hôi miệng
Việc sử dụng thuốc không đúng cách cũng là nguyên nhân gây hôi miệng

Một số loại thuốc gây khô miệng như: thuốc kháng histamine, thuốc an thần, thuốc điều trị thần kinh… làm nước bọt tiết ra ít hơn, gây khô miệng, gây ra mùi hôi.

Sử dụng các loại thuốc kháng sinh quá liều hoặc không phù hợp, sẽ làm mất đi những vi khuẩn có lợi trong khoang miệng, nấm miệng phát triển, dẫn đến hôi miệng, trường hợp dùng vitamin với liều lượng lớn cũng có thể làm miệng bị hôi.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Chế độ ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng
Chế độ ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng

Khi hút thuốc lá, lượng nước bọt giảm đi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng.

Ăn những loại thực phẩm có mùi như: hành, tỏi, ớt, tiêu hoặc một số loại gia vị mạnh, sau khi tiêu hóa và hấp thu, các phân tử có mùi sẽ lẫn vào máu, dần dần bài tiết qua phổi gây ra hiện tượng hơi thở có mùi.

Những thực phẩm chứa nhiều protein như: thịt đỏ, cá, phô mai, thức ăn cứng, khô, nhiều dầu như: khoai chiên, kẹo và sôcôla…sau khi ăn, có thể bị dính trong các rãnh răng, tạo điều kiện cho sinh khuẩn phát triển khiến cho răng bị sâu và kèm theo chứng hôi miệng.

Sau khi trồng răng giả hoặc bọc răng sứ, nếu không thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và đúng cách, cũng làm miệng bị hôi.

Chế độ ăn ít carbohydrate cũng có thể gây ra hôi miệng nặng. Vì khi đốt cháy mỡ, sẽ tạo ra và giải phóng ceton gây ra hiện tượng hơi thở có mùi hôi.

2. Dấu hiệu nhận biết hôi miệng

Tùy vào từng nguyên nhân, mùi hôi từ miệng cũng khác nhau
Tùy vào từng nguyên nhân, mùi hôi từ miệng cũng khác nhau

Hôi miệng có nhiều mùi khác nhau, tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Có thể hỏi người thân trong gia đình để nhận biết mùi hôi miệng của bạn vì tự mình đánh giá là rất khó.

Bạn cũng có thể tự  kiểm tra mùi hôi bằng cách thở ra lòng bàn tay sau đó ngửi thử để xác định mình có bị hôi miệng không.

Một số dấu hiệu đi kèm với hơi thở có mùi là có vị chua trong miệng, miệng khô, mặt lưỡi nổi đốm trắng hoặc nướu răng bị chảy máu.

3. Hôi miệng để lại hậu quả gì?

Hôi miệng xảy ra ở mọi lứa tuổi, với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, tùy từng nguyên nhân.
Hôi miệng xảy ra ở mọi lứa tuổi, với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, tùy từng nguyên nhân.

Chứng hôi miệng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người bệnh. Những ai bị hôi miệng đều ngại tiếp xúc với những người xung quanh, mất đi sự tự tin trong giao tiếp.

Vì biết hơi thở qua miệng của mình có mùi khó chịu, nên không muốn nói chuyện với người xung quanh. Thậm chí, có những người còn sợ bị người khác phát hiện ra mùi hôi của mình nên hạn chế việc giao tiếp hàng ngày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống tinh thần, cũng như những mối quan hệ xã hội.

Để hạn chế hôi miệng, bạn nên vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng bằng cách :đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và chải răng ít nhất 2 phút/lần. Đánh răng sau ăn  khoảng 30 phút, chải sạch lưỡi. Nếu đánh răng ngay sau khi ăn, axit sẽ tấn công men răng, khiến men răng bị tổn thương.

 

Dù vệ sinh sạch sẽ, nhưng vẫn bị hôi miệng, bạn hãy trực tiếp đến phòng khám nha khoa để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có cách chữa trị kịp thời nhé! Việc tìm ra nguyên nhân khiến việc điều trị trở nên có hiệu quả hơn rất nhiều.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây hồi miệng thường gặp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *