Bị hôi miệng không rõ nguyên nhân phải làm sao?

Bị hôi miệng không rõ nguyên nhân phải làm sao?

Dù đã chăm sóc vệ sinh răng miệng rất sạch sẽ, nhưng hơi thở vẫn có mùi khó chịu, làm bạn ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh. Hôi miệng không rõ nguyên nhân là dấu hiệu của bệnh gì? Khi bị hôi miệng mà không rõ nguyên nhân thì phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra cách điều trị để cải thiện bệnh lý hôi miệng, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp nhé!

1. Một số nguyên nhân gây hôi miệng

Hôi miệng có rất nhiều nguyên nhân, ngoài những nguyên nhân phổ biến do chế độ ăn uống, cách vệ sinh răng miệng… Nếu không phải do 2 nguyên nhân trên, thì có thể d những nguyên nhân dưới đây.

1.1. Bệnh lý về đường tiêu hóa

Bệnh lý về đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng
Bệnh lý về đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng

Những người mắc các bệnh lý về tiêu hóa như: trào ngược axit dạ dày, thực quản cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng. Người bị trào ngược axit dạ dày, thực quản thường tiêu hóa kém, có biểu hiện ợ nóng, ợ chua, nóng rát ở cổ họng và ngực. Khi ợ hơi sẽ kéo theo mùi hôi khó chịu, do thức ăn từ dạ dày đang phân hủy và làm cho hơi thở có mùi hôi.

Các loại thực phẩm hay gây ra hiện tượng trào ngược axit thường là các loại đồ ăn chiên hoặc béo, các loại trái cây nhiều axit như: cà chua, cam, chanh,.. sô cô la, cà phê hoặc đồ uống có gas…

1.2. Hôi miệng do rối loạn chuyển hóa

Các bệnh lý rối loạn chuyển hóa không được điều trị triệt để cũng là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng
Các bệnh lý rối loạn chuyển hóa không được điều trị triệt để cũng là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng

Các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: mỡ máu, tiểu đường,… đều là những bệnh mãn tính. Khi điều trị các bệnh này, cần phải dùng thuốc trong thời gian dài, những tác dụng phụ từ thuốc điều trị này sẽ khiến hơi thở có mùi hôi.

1.3. Hôi miệng do mắc các bệnh khoang miệng

Hôi miệng có thể do mắc các bệnh khoang miệng
Hôi miệng có thể do mắc các bệnh khoang miệng

Người bị bệnh liên quan đến khoang miệng như: viêm nướu, viêm nha chu, viêm niêm mạc miệng sâu răng,… trong miệng dễ sinh ra nhiều vi khuẩn, khi phân giải, sinh ra sun phát, phát ra mùi hôi miệng.

1.4. Ăn tối quá nhiều

Ăn uống quá nhiều đã tạo áp lực cho dạ dày
Ăn uống quá nhiều đã tạo áp lực cho dạ dày nên dẫn đến hôi miệng

Khi ăn quá no hoặc ăn những loại thực phẩm như: thịt cá, đồ chiên béo, tỷ trọng lớn hoặc quá nhiều gia vị cay nóng có tính kích thích, thanh đạm không đủ, khi ăn cách giờ ngủ quá gần, trong dạ dày vẫn còn quá nhiều thức ăn khi đi ngủ… có thể dẫn tới hôi miệng.

1.5. Tâm lý căng thẳng

Tâm lý căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hôi miệng
Tâm lý căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hôi miệng

Tinh thần thường xuyên căng thẳng, có thể dẫn tới thần kinh phó giao cảm ở trong trạng thái hưng phấn, đặc biệt là tuyến nước bọt phân tiết giảm đi, miệng bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển làm cho miệng hôi.

2. Bị hôi miệng không rõ nguyên nhân phải làm sao?

Khi phát hiện tình trạng hôi miệng, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân
Khi phát hiện tình trạng hôi miệng, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân

Để khắc phục hiệu quả tình trạng hôi miệng, cần phải xác định được nguyên nhân chính xác để trị hôi miệng một cách nhanh chóng và triệt để.

Hôi miệng không rõ nguyên nhân còn có thể do bạn chưa nghĩ đến những nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý cơ thể như: trào ngược dạ dày thực quản, tác dụng phụ của thuốc điều trị những bệnh mạn tính, viêm họng, viêm amidan, viêm lợi hoặc tâm lý quá căng thẳng… Vì thế, cần loại trừ từng nguyên nhân gây hôi miệng, nếu vẫn không tìm ra nguyên nhân, bạn cần trực tiếp đến bệnh viện để được thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân để việc điều trị hôi miệng trở nên hiệu quả hơn.

Ngoài ra, hàng ngày, bạn cũng cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Thực hiện đúng và đầy đủ các bước: chải răng ít nhất 2 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa để loại thức ăn thừa và mảng bám, súc miệng sau mỗi bữa ăn để làm sạch khoang miệng và ngăn hôi miệng.

 

Để khắc phục tình trạng hôi miệng hiệu quả, cần phải tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng đó, mới có thể tìm ra biện pháp điều trị phù hợp để giải quyết một cách triệt để và nhanh chóng nhất.

>>> Xem thêm: Hôi miệng nặng dù vệ sinh sạch sẽ, do đâu?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *