Trong trường hợp bị mất răng, có rất nhiều cách khôi phục chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, tùy vào từng phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Khi đó, trồng hàm răng tháo lắp sẽ là một trong những cứu cánh giúp cải thiện tình trạng của bệnh nhân. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu răng tháo lắp là gì? Có mấy loại với bài viết hôm nay nhé!
1. Răng tháo lắp là gì?
Răng giả tháo lắp (hàm tháo lắp) là một loại răng giả được sử dụng để phục hình trong nha khoa. Loại răng này có khả năng tháo ra, lắp vào dễ dàng cho việc vệ sinh răng miệng. Hàm răng giả được cấu tạo gồm một nền hàm hoặc một hàm khung. Các hàm là nền đỡ cho các răng giả. Các bạn có thể lựa chọn giữa răng làm bằng nhựa hay răng giả làm bằng sứ.
Hàm giả tháo lắp là phương pháp phục hình tối ưu để thay thế nhiều răng hoặc toàn bộ răng đã mất nhưng không muốn mài răng hay cấy ghép Implant. Hàm răng giả tháo lắp có chức năng và thẩm mỹ giống như răng thật. Phương pháp này thường được chỉ định cho những bệnh nhân nhiều tuổi.
2. Trồng hàm răng tháo lắp có những loại nào?
2.1. Răng tháo lắp composite
Composite là chất liệu tổng hợp, nó có tác dụng thay thế mô răng bởi có nhiều đặc tính giống răng thật: màu sắc, khả năng chống mài mòn, độ nén chịu lực cao và không gây độc hại cho cơ thể. Cho nên, răng tháo lắp Composite là phương pháp phục hồi răng bị mất phổ biến nhất hiện nay.
Tuy nhiên, việc sử dụng răng tháo lắp Composite cũng gặp phải nhiều hạn chế như:
- Đòi hỏi nướu và các răng còn lại của khách hàng khỏe mạnh, không có tình trạng bệnh lý.
- Để làm răng tháo lắp Composite đặc biệt là trường hợp làm toàn bộ hàm thì thời gian hoàn thiện phải kéo dài đến 2 tuần. Độ bóng mang lại vẻ thẩm mỹ cho răng trên bề mặt lớp Composite duy trì được khoảng từ 2 – 3 năm. Sau khoảng thời gian này có thể phải tiến hành phục hồi lại.
- Composite có độ giãn nở vì nhiệt nên không được ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Vì nhiệt độ nóng hoặc nhiệt độ lạnh khác nhau dẫn đến tình trạng hai lớp chất liệu có sự thay đổi thể tích khác nhau. Điều này làm cho hai lớp vật chất này bị biến đổi trượt lên và rời ra khỏi nhau gây bất tiện, khó khăn trong ăn uống. Vì răng tháo lắp không phục hồi chức năng nhai hoàn toàn.
2.2. Răng tháo lắp bằng nhựa dẻo
Ưu điểm
- Phần nền nướu được làm từ vật liệu lành tính, an toàn nên không gây hại cho cơ thể. Vì nhựa dẻo có đặc tính mềm, dẻo, dai nên sẽ không làm tổn thương nướu khi ăn nhai.
- Nền nướu của răng giả tháo lắp là nhựa dẻo nên ôm sát với nướu, êm. Nên khi sử dụng sẽ dễ chịu hơn so với hàm nhựa cứng thông thường. Bề mặt nền nướu của hàm được xử lý bằng công nghệ tiên tiến. Nên sẽ hạn chế được hiện tượng ố vàng trên bề mặt nền nhựa, ít thấm nước.
- Răng giả tháo lắp nhựa dẻo có màu sắc của nền nướu trong, bóng như răng thật, độ thẩm mỹ vượt trội hơn hẳn so với các loại vật liệu thông thường. Phần nền nướu của hàm nhựa dẻo dai, ít bị biến dạng hoặc gãy vỡ do va đập.
- Thời gian thực hiện lắp hàm nhựa dẻo cũng rất đơn giản và nhanh chóng. Răng giả được lắp lên nướu răng nên khách hàng không cần phải mài răng, không cần tiểu phẫu gắn chân răng giả. Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ cần từ 5 – 7 ngày.
Nhược điểm
Chức năng ăn nhai chưa được cao, đồng thời cũng không khắc phục hay hạn chế được hiện tượng tiêu xương hàm. Vì không có chân răng, thời gian sử dụng cũng ngắn hơn các phương pháp phục hình răng giả khác, chỉ khoảng từ 5 – 7 năm.
2.3. Răng tháo lắp bằng sứ
Cao cấp hơn trong phân khúc làm răng tháo lắp chính là chất liệu răng bằng sứ với những ưu điểm như sau:
- Là răng tháo lắp có cấu tạo bằng sứ nguyên khối nên hình dáng, màu sắc và gờ rãnh có độ bóng sáng tự nhiên như răng thật.
- Răng sứ tháo lắp có độ chịu lực và độ bền cao. Nên sẽ thực hiện tốt chức năng ăn nhai, có thể kéo dài tuổi thọ răng, không lo vỡ mẻ trong quá trình ăn, giúp ăn ngon miệng hơn.
- Làm bằng chất liệu sứ cao cấp. Nên giúp răng không bị bào mòn hay bị nhiễm màu, giữ màu sắc được trắng sáng lâu và hạn chế độ bám của thức ăn.
- Thời gian phục hình nhanh chóng, quá trình lắp đặt được thực hiện nhẹ nhàng, không gây đau.
Tuy nhiên, răng sứ thường cứng hơn so với răng nhựa hoặc Composite nên không hấp thụ lực nhai tốt như răng nhựa. Điều này có thể dẫn đến tiêu xương hàm bên dưới nền hàm giả vì lực truyền xuống mô nâng đỡ ở bên dưới.
Tổng kết
Với mỗi chất liệu sứ lại có những ưu nhược điểm riêng. Nên khi có nhu cầu trồng hàm răng tháo lắp bạn có thể tham khảo trước những thông tin và đến trực tiếp cơ sở Nha Khoa uy tín để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn. Có thể thấy răng tháo lắp tuy có nhiều ưu điểm nhưng so với phương pháp cấy ghép Implant vẫn không thể so sánh được với răng sứ cố định, nên khi có điều kiện và muốn dùng răng sứ lâu dài thì nên cân nhắc đến việc trồng răng sứ cố định.
>>> Bạn có thể tham khảo chi tiết những ưu nhược điểm của từng chất liệu răng tháo lắp phổ biến hiện nay tại đây:
- Răng tháo lắp Composite có tốt không? Giá bao nhiêu?
- Răng giả tháo lắp nhựa dẻo có tốt không? Giá bao nhiêu?
- Răng sứ tháo lắp – Dòng răng tháo lắp cao cấp hiện nay