Người mất răng nên làm cầu răng hay cấy ghép Implant?

Người mất răng nên làm cầu răng hay cấy ghép Implant?

Mất răng là tình trạng khá phổ biến có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng mất răng không được can thiệp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều mối nguy cơ phát sinh bệnh lý. Thậm chí là dẫn đến lệch vị trí những răng khác ảnh hưởng đến cả khuôn mặt. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ Nha khoa hiện nay thì vấn đề này hoàn toàn có thể được khắc phục. Hiện nay, có 2 giải pháp tối ưu được áp dụng phổ biến chính là cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Vậy khi mất răng nên làm cầu răng hay cấy ghép Implant? Cùng đi tìm câu trả lời với bài viết sau:

1. Cầu răng sứ là gì?

Cầu răng sứ được hiểu là tạo cầu nối giữa hai răng bên cạnh khu vực bị mất răng. Khi đó, bác sĩ sẽ cần mài hai răng ở vị trí này để làm trụ. Nên đối với trường hợp mất răng số răng số 7 thì không áp dụng được phương pháp này. Vì răng số 8 là răng khôn, chúng không đủ điều kiện để làm trụ. Không những vậy 2 răng làm trụ cũng phải đủ khỏe để bắc cầu. Cho nên, tuổi thọ của cầu răng tùy thuộc rất nhiều vào sức khỏe của 2 răng trụ. Có thể sau một thời gian sử dụng, những răng này có dấu hiệu suy yếu dần khiến cầu răng không còn đảm bảo chất lượng như lúc ban đầu. 

Hiện nay, cầu răng sứ được áp dụng với 5 hình thức khác nha. Tùy thuộc vào nhu cầu, tình trạng và điều kiện của mỗi người có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp:

  • Cầu răng truyền thống
  • Cầu răng với/ đèo (Cantilever bridge)
  • Cầu răng cánh dán (Maryland Bridges)
  • Cầu răng Composite (Dùng sợi gia cố Ribbond hoặc được liên kết lại với nhau bằng composite)
  • Kết hợp Implant làm cầu răng (Implant Supported Bridges)
5 Loại Cầu Răng: Loại nào phù hợp với bạn nhất?
Cầu răng sứ – Biện pháp thay thế răng mất bằng cách lấy 2 răng bên cạnh vị trí mất răng làm trụ

2. Trồng răng Implant là gì?

Răng Implant được cấu tạo gồm 3 phần: Trụ Implant, Abutment và mão răng sứ.

  • Trụ Implant: Là trụ được làm bằng Titanium, đặt vào trong xương hàm để thay thế cho chân răng đã mất. Trụ Implant được làm từ chất liệu nhẹ, bền chắc và có tỉ lệ tương thích cao.
  • Abutment: Là chốt bằng kim loại có 2 đầu. Đầu dưới gắn vừa khít với chân Implant, đầu trên thay thế thân răng thật, có chức năng nâng đỡ cho mão răng, cầu răng hoặc hàm giả tháo lắp.
  • Mão răng sứ: Là một chụp có lỗ rỗng bên trong, vừa khít với đầu Abutment. Thân răng có màu sắc, hình dáng và chức năng giống hệt như răng thật.

Phương pháp phục hình này giúp tái tạo cả chân và thân răng đã mất. Nên răng Implant có cấu tạo giống răng sinh lý, bền chắc và cố định trong xương hàm. Trụ Implant trong xương hàm đóng vai trò như những chân răng thực thụ. Nên có khả năng ngăn chặn tình trạng tiêu xương hiệu quả, bảo tồn xương hoàn thiện.

Cấy ghép Implant là phương pháp bảo tồn răng gốc tốt nhất. Vì không phải mài răng kế cận như cầu răng sứ. Vì Implant được cấy vào bên trong xương hàm ở vị trí răng bị mất nên không gây ảnh hưởng đến răng xung quanh. 

Trồng răng Implant là gì?
Cấy ghép Implant – Giải pháp hoàn hảo cho nỗi lo mất răng

Trồng răng Implant là giải pháp lâu dài, so với các phương pháp trồng răng giả truyền thống thì răng Implant có thể kéo dài rất lâu.  Thậm chí là suốt đời nếu được cấy ghép đúng cách và biết cách chăm sóc tốt.

3. Nên làm cầu răng sứ hay trồng răng Implant

Xét về độ bền, chức năng ăn nhai, khả năng bảo tồn các răng còn lại thì cấy ghép Implant chiếm được nhiều ưu thế hơn. Tuy nhiên, chi phí trồng răng Implant nha khoa cao so với cầu răng sứ. Vậy, để chọn được phương pháp phù hợp, bạn cần phải trực tiếp đến Nha khoa thăm khám tình trạng răng hàm một cách cụ thể.

Những trường hợp không nên cấy ghép Implant: 

  • Trẻ em: có xương hàm chưa phát triển đầy đủ và tương lai sẽ còn thay đổi 
  • Phụ nữ có thai: Vì cấy implant cần tiêm thuốc tê và sau quá trình phục hình cần sức đề kháng tốt. Nếu không có thể bị nhiễm trùng nếu chăm sóc không cẩn thận
  • Người bị mắc bệnh mãn tính: Một số bệnh nhân mắc bệnh tim, tiểu đường hay huyết áp… thì cần có sự chỉ định từ bác sĩ điều trị thì mới được cấy implant.
  • Người nghiện thuốc lá: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh người nghiện thuốc lá khi cấy implant thời gian lành thương sẽ lâu hơn người bình thường. Nếu muốn cấy implant, bạn nên kiêng thuốc lá trước cấy implant khoảng 2 tuần và sau cấy implant khoảng 4 tuần để việc phục hình diễn ra thuận lợi.
  • Mật độ xương không đủ: Điều kiện để trụ implant tồn tại chắc chắn và vĩnh viễn trên cung hàm là mật độ xương hàm cần đáp ứng đủ. Vì vậy, nếu gặp trường hợp này bạn cần ghép xương trước sau đó mới cấy implant được.
  • Người đang có sức khỏe kém: Đối với người sức khỏe quá yếu, không đủ yêu cầu để cấy ghép Implant thì cần phải tăng cường sức khỏe và thể trạng phù hợp rồi mới tiến hành cấy ghép.

Tổng kết

Khi mất răng nên làm cầu răng hay cấy ghép Implant? Vừa rồi là những thông tin có thể giúp bạn hiểu được đặc điểm của hai phương pháp này. Tuy nhiên, mỗi cách sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Nên tùy vào nhu cầu và trường hợp của mỗi người sẽ được bác sĩ tư vấn giải pháp phù hợp nhất. Khi gặp phải trường hợp mất răng, bạn nên đi kiểm tra, chụp phim để nhận định về mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất răng. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Nha Khoa Sài Gòn S.T để nắm được những thông tin liên quan đến bệnh lý, công nghệ nha khoa hiện đại nhất nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: Trồng răng hàm số 6 giá bao nhiêu?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *