Nha khoa Sài Gòn ST

CÔNG TY TNHH NHA KHOA SÀI GÒN S.T Mở cửa : Thứ 2 – chủ nhật: 7h30 – 20H

EMAIL

cskh.nhakhoasaigonst @gmail.com

GỌI NGAY

0908 522 566

ĐẶT LỊCH

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN

EMAIL

cskh.nhakhoasaigonst@gmail.com

GỌI NGAY

0969 077 522

Nguyên nhân gây hồi miệng thường gặp

Nguyên nhân gây hồi miệng thường gặp

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu gặp phải ở mọi lứa tuổi. Tuy chỉ là bệnh lý răng miệng bình thường, không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của bệnh nhân khi giao tiếp. Vì thế, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng do đâu, để từ đó có hướng khắc phục và điều trị bệnh hiệu quả.

1. Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị hôi miệng

Tình trạng hôi miệng rất phổ biến
Tình trạng hôi miệng rất phổ biến

Khi xuất hiện một trong những dấu hiệu dưới đây, tức là bạn đã mắc phải bệnh hôi miệng. Lúc này, bạn nên đến phòng khám nha khoa kiểm tra và xác định nguyên nhân gây hôi miệng để có hướng điều trị thích hợp.

  • Miệng khô và ít nước bọt
  • Hơi thở có mùi khó chịu vào buổi sáng khi ngủ dậy, và chiều tối. Nhất là khi bụng đói hoặc cơ thể mệt mỏi.
  • Xuất hiện các bệnh viêm nha chu, sâu răng, viêm lợi…
  • Răng có nhiều mảng bám, cao răng ..trở thành nơi tích tụ của các vi khuẩn gây mùi khó chịu.

2. Những nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp

Những nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp
Nguyên nhân hôi miệng bắt nguồn từ khoang miệng chiếm đến 90%

Nguyên nhân hôi miệng bắt nguồn từ khoang miệng chiếm đến 90% số người mắc phải căn bệnh này. Vi khuẩn dần tích tụ trong khoang miệng khi đồ ăn bị mắc ở kẽ răng dẫn đến sự bay hơi gốc Sulfur gây mùi khó chịu.

Hôi miệng còn có thể do chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng chưa đúng cách, khiến cho vi khuẩn tích tụ lâu ngày thành vôi răng, gây mùi hôi khó chịu.

Nếu mắc phải các bệnh răng miệng như: sâu răng, khô miệng,viêm nha chu… cũng dễ bị hôi miệng vì sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, là nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi.

Hôi miệng còn do trào ngược thực quản dạ dày và rối loạn tiêu hóa. Khi có biểu hiện ợ nóng, khó chịu ở cổ họng, a xit trào ngược lên cả tai và xoang mũi…cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.

Ăn các loại thực phẩm quá béo và các loại trái cây nhiều axit, sô cô la, cà phê, nước ngọt có gas… sẽ gây cảm giác khó chịu cho dạ dày gây ra hiện tượng ợ hơi hoặc axit trào ngược lên, gây ra hiện tượng miệng có mùi hôi lạ.

Người thường xuyên hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu bia, chất kích thích cũng là nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng.

Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể, chịu trách nhiệm chuyển hóa chất béo. Nếu gan làm việc không hiệu quả, độc tố bị tích tụ, vi khuẩn trong miệng sẽ tăng lên, gây khô miệng, làm cho miệng có mùi hôi.

Khi bị viêm mũi hoặc viêm xoang, dịch mủ sẽ chảy xuống cổ họng, lượng vi khuẩn trong miệng tăng lên, gây ra mùi hôi miệng. Mùi hôi còn hình thành khi bị viêm amidan hốc mủ, trong mủ có nhiều vi khuẩn gây bệnh, đây cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng mùi hôi lẫn trong hơi thở.

10 % hôi miệng còn lại thường là do các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến dạ dày, tim mạch, gan, thận…

3. Điều trị hôi miệng như thế nào?

 

Điều trị hôi miệng như thế nào
Để điều trị hôi miệng, trước hết, cần xác định đâu là nguyên nhân gây hôi miệng

Nguyên nhân gây hôi miệng có thể xuất phát từ: khoang miệng hoặc từ bệnh lý nào bên trong cơ thể.

Nếu nguyên nhân gây hôi miệng là do cao răng, mảng bám hoặc các bệnh lý nha khoa, bạn nên thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để lấy vôi răng, giúp răng miệng luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn, loại bỏ hơi thở có mùi khó chịu.

Nếu do bệnh lý trong cơ thể, chỉ cần điều trị khỏi bệnh thì bệnh hôi miệng cũng sẽ hết. Ngoài ra, chúng ta có thể phòng ngừa và hạn chế hôi miệng bằng một số cách như: Súc miệng bằng nước muối và tăng cường ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C vì:

Muối cung cấp khoáng chất cho cơ thể, đồng thời còn là chất sát trùng hiệu quả. Nếu bị hôi miệng do các vấn đề răng – miệng, bạn có thể sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng mỗi ngày.

Vitamin C có tác dụng kháng khuẩn và hạn chế sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như: bưởi, cam, trái cây, dâu tây… sẽ giúp tăng quá trình tiết nước bọt, giảm khô miệng.

Bạn có thể áp dụng một số cách chữa hôi miệng tạm thời sau khi hút thuốc lá, ăn đồ ăn nhiều gia vị như: hành, tỏi bằng cách dùng dung dịch xịt thơm, nước súc miệng hoặc nhai kẹo cao su.

Thường xuyên bổ sung nước để tránh tình trạng khô miệng.

Chú ý vệ sinh răng miệng để làm giảm và ngăn ngừa hôi miệng bằng cách vệ sinh răng miệng khoa học, đúng cách. Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng, cạo lưỡi để làm sạch mảng bám.

Khám răng định kỳ 4 – 6 tháng/lần để sớm phát hiện các vấn đề về răng miệng và thực hiện các can thiệp nha khoa cần thiết khi bác sĩ chỉ định.

 

Hôi miệng là tình trạng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nhiều phương pháp để khắc phục tình trạng này tùy vào từng trường hợp. Cho nên, khi phát hiện tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán đúng nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

>>> Xem thêm: Hôi miệng thì phải làm sao?

0/5 (0 Reviews)

Leave A Comment