Hôi miệng là một bệnh gây ra mùi khó chịu khi hơi thở thoát ra ngoài. Đây là một chứng bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày khiến người mắc phải bệnh này mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh hôi miệng
Khi xuất hiện một trong những dấu hiệu sau đây, bạn nên thăm khám, kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp:
- Khi sáng sớm thức dậy và chiều tối hơi thở có mùi do bụng đói hoặc cơ thể mệt mỏi…
- Miệng khô, ít nước bọt…
- Người mắc các bệnh lý răng miệng: sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi…
- Răng có quá nhiều cao răng, mảng bám vì nó tích tụ nhiều vi khẩn có mùi khó chịu.
2. Những ai có nguy cơ bị hôi miệng
- Những người hút nhiều thuốc lá
- Người ăn nhiều thức ăn nhiều đạm, chất béo, hành, tỏi,gia vị,..
- Người vệ sinh răng miệng không đúng cách.
- Phụ nữ đang mang thai do bị nôn ọe nhiều, gây trào ngược dạ dày, nội tiết tố thay đổi cũng làm tăng lượng axit trong khoang miệng.
3. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng hôi miệng
Hôi miệng bắt nguồn từ sự phân huỷ protein của các vi sinh vật, thức ăn ở miệng, dẫn đến sự bay hơi gốc Sulfur gây ra mùi khó chịu.
Răng bị sâu tạo môi trường trú ẩn cho vi khuẩn.
Nhiễm trùng ở nướu, chân răng, miệng bị nhiễm trùng, lở loét.
Mắc các bệnh lý về mũi, xoang như: viêm mũi xoang do răng khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Người mắc các bệnh như: viêm họng, viêm amidan, ung thư vòm họng…cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.
Trường hợp mắc bệnh thận hư sẽ gây ra mùi tanh, bệnh tiểu đường có mùi táo thối, mùi khai, bệnh dạ dày thì có mùi cà chua…
Bị hôi miệng khi ăn một số thực phẩm có mùi nặng: sầu riêng; các loại mắm, hành, tỏi.. các loại rau có mùi…chính là nhóm thực phẩm khiến hơi thở có mùi khó chịu.
Việc sử dụng các loại đồ uống có cồn như: rượu, bia, cà phê; đồ uống có gas,thuốc lá…trong thời gian dài cũng khiến khoang miệng có mùi hôi khó chịu.
4. Cách chẩn đoán bệnh hôi miệng
Bạn có thể tự chẩn đoán bệnh hôi miệng cho mình bằng cách: úp lòng bàn tay vào miệng rồi thở ra và ngửi mùi trên lòng bàn tay hoặc ngửi mùi trên sợi chỉ nha khoa vừa vệ sinh răng miệng.
Nhờ người khác xác định bằng cách tiếp xúc trực tiếp ở khoảng cách gần.
Tuy nhiên, 2 cách làm trên đều mang tính chủ quan. Vì thế, nếu nghi ngờ bị hôi miêng, bạn hãy đến bệnh viện để các bác sĩ dùng máy đo mức độ hôi miệng, bằng cách đo nồng độ hợp chất lưu huỳnh bay hơi trong hơi thở. Với dụng cụ này, bạn sẽ biết được chính xác mình có bị hôi miệng hay không, mức độ bệnh, xác định được nguyên nhân hôi miệng từ miệng hoặc không phải.
5. Một số biện pháp điều trị bệnh hôi miệng
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, sau khi ăn và trước khi đi ngủ là rất cần thiết, để hạn chế các tác nhân gây hôi miệng. Đánh răng sau khi ăn 30 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Việc đánh răng bình thường không thể loại bỏ được hết các mảng bám, bạn có thể dùng thêm chỉ nha khoa để hỗ trợ loại bỏ tối đa mảng bám trong kẽ răng.
- Lưỡi cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn, đây là môi trường thích hợp để vi khuẩn phát triển. Bạn cần làm sạch lưỡi để loại bỏ mùi hôi trong miệng.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng là một cách rất tốt để chữa bệnh hôi miệng, còn đối với người khô miệng mãn tính, cần phải được bác sĩ kê đơn thuốc để kích thích nước bọt nhiều hơn.
- Trường hợp người niềng răng hoặc làm răng giả bị hôi miệng thì cần làm sạch dụng cụ nha khoa một cách kỹ lưỡng bằng cách vệ sinh 1 lần/ ngày.
- Nguyên nhân gây hôi miệng nhiều nhất là cao răng, vì thế, bạn nên lấy cao răng 6 tháng/ lần để tránh cơ thể có mùi khó chịu.
Nếu bị hôi miệng do bệnh lý khác bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp chữa trị phù hợp bạn nhé! Ngoài ra, việc thăm khám răng định kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc răng miệng.
>>> Xem thêm: Hôi miệng từ cổ họng chữa như thế nào?