Mất răng bao lâu thì tiêu xương hàm?

Mất răng bao lâu thì tiêu xương hàm?

Mất răng là tình trạng thường gặp đối với những người bị tai nạn va đập mạnh hoặc từ độ tuổi trung niên trở lên. Sau khi mất răng, nếu không được phục hình sớm sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhất là những hậu quả do tiêu xương hàm gây ra. Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm, là sự quan tâm của rất nhiều khách hàng mất răng mà chưa có nhu cầu phục hình răng mới.

1. Tiêu xương hàm là gì?

Tiêu xương hàm là sự suy giảm về mật độ, số lượng và chất lượng của xương hàm
Tiêu xương hàm là sự suy giảm về mật độ, số lượng và chất lượng của xương hàm

Tiêu xương hàm là sự suy giảm về mật độ, số lượng và chất lượng của xương hàm, gây tiêu hõm tại vị trí răng bị mất. Từ đó, phần nướu răng sẽ bị teo, gương mặt bị chảy xệ và nhanh lão hóa.

Nguyên nhân tiêu xương hàm là do khi mất răng, không còn lực nhai tác động của răng lên xương hàm. Lâu ngày, tiêu xương sẽ âm thầm diễn ra và gây những hậu quả nghiêm trọng về sau.

2. Tiêu xương hàm nguy hiểm như thế nào?

Tiêu xương hàm gây ra nhiều vấn đề răng miệng cũng như thẩm mỹ khuôn mặt.
Tiêu xương hàm gây ra nhiều vấn đề răng miệng cũng như thẩm mỹ khuôn mặt

Nếu bị tiêu xương hàm, bạn sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sau:

  • Khi xương ổ răng bị tiêu, chiều cao và độ rộng thành xương giảm xuống, không còn khả năng nâng đỡ nướu, nướu bị tụt xuống, bờ nướu mỏng dần, lộ phần chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào bên trong chân răng, khoảng nướu bị tiêu xương trũng xuống, khiến mặt bị chảy xệ.
  • Các răng trên và răng kế cận vùng tiêu xương sẽ bị lệch sang vị trí kế cận, làm răng xô lệch, nghiêng vẹo và yếu hơn bình thường, ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai của bạn.
  • Khi bị tiêu xương hàm, kích thước của hàm sẽ bị thay đổi, nhất là với trường hợp bị mất nhiều răng.
  • Được hàm nâng đỡ nên răng đứng thẳng và rất chắc chắn, khi bị tiêu xương, răng sẽ dần sụp xuống, chân răng dần lệch sang phần trống của của xương đã mất, làm cho răng bị xô lệch và dễ bị lung lay.
  • Tiêu xương hàm còn làm giảm chức năng ăn nhai do răng bị xô lệch, lệch khớp cắn và yếu dần đi, gây khó khăn trong ăn uống và không có cảm giác ngon miệng khi ăn.
  • Sau khi xương hàm bị tiêu, nướu răng nhỏ lại, má hóp vào, ảnh hưởng đến mũi, má, cằm…khiến mặt trở nên già nua. Việc trồng lại răng cũng gặp nhiều khó khăn do phải cấy thêm xương hàm, vì mật độ xương giảm hoặc không còn, khoảng lợi ở vị trí xương bị tiêu trũng xuống.

3. Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?

hông thường, sau khi mất răng khoảng 3 tháng thì mật độ xương sẽ từ từ suy giảm
hông thường, sau khi mất răng khoảng 3 tháng thì mật độ xương sẽ từ từ suy giảm

Xương hàm có cấu tạo chắc chắn vào bám chặt vào chân răng, để nâng đỡ và tăng cường khả năng ăn nhai, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Lực nhai của răng tạo sự kích thích lên xương, hỗ trợ và duy trì tế bào xương ổn định.

Khi nhổ bỏ răng hoặc mất răng vì bất kỳ lý do gì, xương hàm tại vị trí chân răng bị mất sẽ xuất hiện khoảng trống, không còn có tác động từ lực nhai của răng nên dần dần bị tiêu đi.

Quá trình tiêu xương hàm nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người. Thông thường, sau khi mất răng khoảng 3 tháng thì mật độ xương sẽ từ từ suy giảm. Ở giai đoạn đầu, biểu hiện tiêu xương rất khó nhận biết. Tình trạng tiêu xương chỉ biểu hiện rõ ràng khi gương mặt mất cân đối, nướu bị teo và mặt lão hóa rõ rệt.

4. Làm sao để khắc phục tình trạng tiêu xương hàm

Để ngăn chặn và khắc phục tình trạng tiêu xương, bạn nên sớm có biện pháp trồng lại răng
Để ngăn chặn và khắc phục tình trạng tiêu xương, bạn nên sớm có biện pháp trồng lại răng

Tình trạng xương hàm dần bị tiêu do mất răng là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, nếu không có cách phục hình răng giả kịp thời.

Cách duy nhất để ngăn chặn tình trạng tiêu xương  chính là sử dụng phương pháp cấy ghép răng Implant càng sớm càng tốt.

Khi trồng răng Implant, bác sĩ sẽ ghép trụ Titanium vào trong xương hàm. Đợi cho đến khi trụ titanium tích hợp hoàn hảo với xương hàm, bác sĩ sẽ gắn khớp nối Abutment và mão răng sứ lên trên, tạo ra một chiếc răng giả có cấu tạo tương đương như răng thật.

Trụ Titanium sẽ thay thế chân răng thật đã mất, duy trì lực nhai lên xương hàm, ngăn tình trạng tiêu xương, trồi răng, viêm nha chu… do mất răng gây ra.

So với trồng răng giả bằng cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp, cấy ghép Implant có nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Mang lại độ thẩm mỹ hài hòa như mong muốn.
  • Phục hồi khả năng ăn nhai như răng thật
  • Trụ titanium có đặc tính cơ học cao, không bị mài mòn, an toàn với cơ thể.
  • Sau khi đặt trụ titanium vào bên trong xương hàm, các tế bào xương sẽ tích hợp với trụ, tạo độ bám chắc chắn cho răng. Nhờ đó, mão răng gắn trên trụ Implant không bị xê dịch trong quá trình ăn nhai.
  • Ngăn ngừa những hậu quả do mất răng gây ra.
  • Trồng răng bằng Implant không phải mài 2 răng thật kế cận để làm cùi trụ như cầu răng sứ nên có thể giảm thiểu nguy cơ mất thêm răng thật.
  • Tuổi thọ răng Implant kéo dài đến hơn 20 năm hoặc trọn đời nếu có chế độ chăm sóc tốt.

Chi phí trồng răng Implant khá cao, thời gian điều trị cũng lâu hơn cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp nhưng chỉ cần làm 1 lần duy nhất, với nhiều ưu điểm khác thì cấy ghép Implant vẫn là phương pháp phục hình răng giả được nhiều người lựa chọn.

Để rút ngắn thời gian điều trị cũng như tiết kiệm chi phí phục hình răng, khi mới bị mất răng bạn nên phục hình răng càng sớm càng tốt để tránh hiện tượng tiêu hõm xương hàm về sau.

 

Tiêu xương hàm nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng tới quá trình trồng răng giả sau này. Vì thế, nếu không may bị mất răng hoặc bắt buộc phải nhổ bỏ răng thật, bạn nên tìm cách phục hình răng càng sớm càng tốt. bằng cách tìm đến phòng khám nha khoa uy tín để được khám và tham vấn ý kiến của bác sĩ để lựa chọn cho mình phương pháp trồng răng phù hợp nhất.

>>> Xem thêm: Nhổ mất răng số 8 có nên trồng răng lại không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *