Mất răng lâu năm có trồng lại được không?

Mất răng lâu năm có trồng lại được không?

Mất răng lâu năm là tình trạng nguy hiểm nhưng thường gặp ở nhiều người, nhất là tuổi trung niên. Tuy nhiên, mất răng hàm lâu năm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn làm cho gương mặt bị lão hóa. Để khắc phục tình trạng này, phương pháp tối ưu nhất là trồng răng giả càng sớm càng tốt. Thế nhưng, kỹ thuật thực hiện phục hình răng giả có phần phức tạp và mất nhiều thời gian hơn các trường hợp trồng răng thông thường. Vậy mất răng phải làm sao, mất răng lâu năm có trồng được không?

1. Tác hại của việc mất răng lâu năm

Mất răng lâu năm dẫn đến tiêu xương hàm
Mất răng lâu năm dẫn đến tiêu xương hàm

Một hàm răng khỏe mạnh phải đảm bảo đầy đủ các răng trên cung hàm một cách ổn định và vững chắc. Nếu khuyết thiếu 1 chiếc răng ở bất kì vị trí nào cũng khiến bạn gặp phải những vấn đề như:

Mất răng lâu năm, khiến lực nhai tác động không đều lên các răng còn lại, các răng xung quanh răngđã mất dần yếu đi, dễ mắc phải các bệnh lý như: sâu răng, mỏi hàm, lệch khớp cắn…

Mỗi răng trên cung hàm đảm nhận một vai trò khác nhau. Vì thế, khi mất răng lâu năm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình ăn nhai và tiêu hóa. Lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng viêm, đau dạ dày, đại tràng.

Mất răng, đặc biệt là mất nhiều răng nếu để quá lâu sẽ gây ra tình trạng viêm nướu và tủy răng. Bạn sẽ cảm thấy đau nhức, nướu sưng tấy, dễ bị chảy máu khi tác động đến răng như khi đánh răng, xỉa răng hoặc ăn nhai bình thường.

Trong một thời gian dài, tại vị trí mất răng, khoảng trống mất răng không được chịu tác động của lực nhai, xương hàm sẽ dần bị tiêu đi và có nguy cơ tụt nướu.

Thiếu răng và xương hàm dần tiêu đi, các răng xung quanh sẽ thiếu lực nâng đỡ, khiến răng bị xô lệch, có xu hướng nghiêng về khoảng trống mất răng, làm các răng đối diện bị thòng xuống.

Mất răng lâu ngày, bạn sẽ bị tiêu xương hàm tại vị trí răng mất làm da nhăn nheo, má hóp vào, mặt chảy xệ và không còn cân đối.

2. Mất răng lâu năm phải làm sao?

Nếu mất răng nên có biện pháp trồng lại càng sớm càng tốt
Nếu mất răng nên có biện pháp trồng lại càng sớm càng tốt

Bị mất răng lâu năm, nếu không trồng răng giả kịp thời, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng tiêu xương hàm, tụt nướu, răng dịch chuyển lệch lạc…

Càng để lâu những chiếc răng lân cận sẽ có nguy cơ bị gãy, rụng, chân răng lung lây…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là làm trồng răng giả. Tuy nhiênn, với trường hợp mất răng lâu ngày, bác sỹ cần thực hiện ghép thêm xương hàm, nâng xoang để răng giả tương thích với cơ thể.

3. Mất răng lâu năm có trồng lại được không?

Mất răng lâu năm có trồng lại được không?
Với sự tiến bộ của y học, tình trạng mất răng lâu ngày vẫn có thể được phục hồi

 

Khi mất răng lâu ngày, thể tích xương hàm bị tiêu dần đi. Vì thế, rất nhiều bệnh nhân mất răng luôn lo lắng vấn đề mất răng lâu ngày có trồng lại được không. Với sự tiến bộ vượt bậc từng ngày của nha khoa hiện nay, bạn hoàn toàn có thể khôi phục lại răng đã mất ngay tại vị trí răng cũ bằng kỹ thuật nâng xoang ghép xương hiện đại mà không hề gây đau nhức hay nguy hiểm cho xương hàm.

4. Một số phương pháp trồng răng giả hiện nay

Trước khi trồng răng giả cho trường hợp mất răng lâu năm, bác sĩ sẽ cân nhắc và xem xét từng trường hợp cụ thể để có hướng phục hình phù hợp với tình trạng răng miệng, độ tuổi, nh cầu và điều kiện kinh tế của khách hàng.

4.1. Trồng răng bằng hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ

Các phương pháp trồng răng giả truyền thống như: cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp có ưu điểm là: thời gian thực hiện nhanh chóng, không cần phải thực hiện những phẫu thuật phức tạp.

Thế nhưng, những cách này chỉ giúp phục hình thân răng mà không can thiệp vào vùng xương hàm bên dưới. Vì thế, những cách phục hình này sẽ không giúp bạn khắc phục được hiện tượng tiêu xương hàm.

Ngoài ra, chức năng ăn nhai của cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp cũng chỉ ở mức tương đối. Lực nhai của răng chỉ khoảng 60 – 70% so với răng thật.

4.2. Trồng răng bằng cấy ghép Implant

Được xem là phương pháp phục hình răng tối ưu nhất, khắc phục hoàn toàn những nhược điểm mà 2 phương pháp còn lại không khắc phục được.

Để quá trình cấy ghép Implant đạt hiệu quả tốt nhất. Đối với trường hợp đã bị tiêu xương, bác sĩ sẽ phẫu thuật ghép xương hàm và cố định các răng đã bị xô lệch rồi ghép trụ Implant (được làm từ Titanium) vào xương hàm và gắn khớp Abutment, mão răng sứ phục hình lên trên.

Ưu điểm của răng Implant là:

  • Khắc phục hoàn toàn tình trạng tiêu xương hàm mà 2 phương pháp còn lại không khắc phục được.
  • Không phải mài mòn răng kế cận như phương pháp cầu răng sứ, giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mất thêm răng thật.

Không sợ răng bị không bung tuột trong quá trình ăn nhai.

Trụ Titanium có khả năng tương thích tốt với xương hàm, an toàn với môi trường răng miệng.

Tuổi thọ của răng kéo dài lên đến 20 năm, thậm chí vĩnh viễn nếu có điều kiện chăm sóc tốt.

Implant có thể ap dụng cho mọi trường hợp mất răng.

Mất răng lâu năm sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhất là tình trạng tiêu xương hàm, lão hóa mặt.

 

Vì thế, người bị mất răng lâu ngày nên có phương pháp điều trị phù hợp để khắc phục tình trạng tiêu xương cũng như phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt bằng cách đến phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ khám và tư vấn cụ thể nhé.

>>> Có thể bạn quan tâm: Người mất răng nên làm cầu răng hay Implant?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *