Hôi miệng từ cổ họng do nhiều nguyên nhân gây ra. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nếu không có biện pháp điều trị sớm, bệnh sẽ khiến người mắc càng tự ti, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc, học tập. Hôi miệng có xuất phát từ các bệnh lý ở cuống họng không? hôi miệng từ cổ họng có nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Làm thế nào để khỏi bệnh hôi miệng nhanh chóng?
1. Hôi miệng xuất phát từ cổ họng nguyên nhân do đâu?
Rất nhiều người cho rằng: hôi miệng chỉ liên quan đến các bệnh lý về răng miệng. Tuy nhiên, các bệnh lý ở cổ họng như viêm amidan, viêm họng, trào ngược dạ dày thực quản…cũng là nguyên nhân viêm nhiễm, gây ra mùi hôi miệng. Để chữa hôi miệng, bạn chỉ cần điều trị khỏi bệnh lý thì mùi hôi miệng cũng sẽ tự khỏi. Sau khi khỏi, chỉ cần có chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng thật tốt, sẽ ngăn được mùi hôi quay trở lại.
Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, nguyên nhân là do cơ thực quản suy yếu, làm axit dạ dày bị sao lưu và trào ngược lên thực quản. Bạn còn có thể mắc phải chứng ợ nóng, có cảm giác nóng trong ngực và cổ họng hoặc cảm giác có vị chua trong miệng gây hôi miệng.
Mùi hôi miệng này giống mùi trứng thối hoặc mùi gas, ám trong khoang miệng của bạn dù đã vệ sinh răng miệng rất kỹ hoặc ngay cả khi bạn không ăn gì. Vì thế, phải điều trị dứt điểm trào ngược dạ dày thực quản, thì sẽ hết mùi hôi miệng.
Sau khi ăn xong, thức ăn sẽ bám lại trên răng hoặc mắc vào kẽ răng. Nếu không đánh răng, đánh răng không kỹ, không dùng chỉ nha khoa để làm sạch thì sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, làm hơi thở có mùi khó chịu.
Không vệ sinh lưỡi, khiến thức ăn thừa đóng cặn thành mảng trắng trên bề mặt lưỡi và lan rộng xuống họng cũng gây ra mùi hôi miệng từ cuống họng.
Khi bị viêm xoang, khoang mũi rất dễ bị nhiễm trùng do dịch đọng lại trong cổ họng, tạo thành các ổ mủ, tình trạng này để quá lâu cũng khiến hơi thở có mùi hôi.
Nước bọt giúp làm sạch miệng và loại bỏ các hạt gây ra mùi hôi. Hoặc khô miệng tự nhiên trong khi ngủ, cũng dẫn đến tình trạng hôi miệng vào sáng sớm. Những người bị hôi miệng mạn tính, hôi miệng do uống nhiều thuốc… cũng khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Hôi miệng xuất hiện còn có thể do vết thương sau nhổ răng hoặc bị sâu răng, viêm nướu, loét miệng.
Bệnh viêm họng thường do sự xuất hiện của các vi khuẩn hoặc virus, khởi phát đột ngột với biểu hiện sốt cao, kèm mệt mỏi. Viêm họng gây mủ trắng bẩn ở khe hốc amidan, kèm theo mùi hôi từ cổ họng bốc lên miệng.
2. Cách khắc phục chứng hôi miệng
Bạn có thể chọn áp dụng một trong những cách sau để giúp cải thiện và khắc phục chứng hôi miệng:
Thay đổi thói quen, chế độ ăn uống bằng cách uống nhiều nước (khoảng 2 lít/ngày). Chia bữa ăn làm nhiều bữa nhỏ, hạn chế ăn khuya (không ăn trong 2 tiếng trước khi đi ngủ), nhai kĩ thức ăn khi ăn.
Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng để hạn chế dạ dày bị trào ngược. Hạn chế uống bia rượu, đồ uống có ga, chất kích thích để quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Sử dụng nước muối súc miệng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, sẽ giúp loại bỏ mùi hôi miệng dễ dàng vì trong nước muối có tính sát khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, khử mùi hôi hiệu quả.
Một ngày 2 lần, dùng vỏ chanh tươi hoặc vỏ cam để nhai rồi nuốt, sẽ giúp làm sạch miệng và khử mùi hôi hiệu quả, nhanh chóng. Có thể pha nước chanh muối để làm hỗn hợp súc miệng, sẽ giúp trị hôi miệng hiệu quả hơn.
Rửa sạch gừng tươi, thái sợi cho vào cốc nước nóng để khoảng 10 phút, rồi uống từ từ, vừa giúp giảm đau họng vừa khử mùi hôi hiệu quả.
3. Cách điều trị hiệu quả hôi miệng từ cổ họng
Để hạn chế hôi miệng, bạn có thể áp dụng các biện pháp trên để ngăn ngừa hôi miệng, nhưng những phương pháp dân gian không thể trị khỏi dứt điểm bệnh hôi miệng từ cuống họng.
Cách tốt nhất để chữa hôi miệng là khám và điều trị tại nha khoa. Tại phòng khám, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp với từng vấn đề bạn gặp phải như: Nếu bị viêm nướu, nhiều vôi răng thì cạo vôi răng, điều trị nướu, nếu hôi miệng do răng sâu thì bác sĩ sẽ chỉ định trám lại răng, răng viêm tủy thì điều trị tủy rồi bọc sứ để bảo vệ răng bên trong.
Nếu vừa mắc bệnh hôi miệng từ cổ họng mà răng và nướu còn mắc bệnh thì cần chữa hôi miệng từ cổ họng trước sau đó điều trị bệnh lý răng miệng thì mùi hôi sẽ chấm dứt.
Hôi miệng từ cổ họng rất khó chữa khỏi tại nhà. Vì thế, bạn nên trực tiếp đến phòng khám nha khoa uy tín hoặc trung tâm y tế để điều trị các bệnh lý về cổ họng thì mùi hôi sau đó cũng biến mất đi.