Chữa cười hở lợi tại nhà như thế nào? Các mẹo và cách cười không hở lợi?

Chữa cười hở lợi tại nhà như thế nào? Các mẹo và cách cười không hở lợi?

Cười hở lợi là hiện tượng khi cười, phần lợi bị lộ ra với chiều cao từ 3mm trở lên. Cười hở lợi là một khuyết điểm khiến chúng ta trông kém duyên trong mắt người đối diện, thậm chí điều này còn gây ảnh hưởng đến tướng số của mỗi người. Cho nên, việc tìm cách khắc phục là điều vô cùng cần thiết. Hôm nay, Nha Khoa Sài Gòn ST sẽ chia sẻ đến bạn những mẹo và cách chữa cười hở lợi tại nhà. Cùng theo dõi nhé!

1. Nguyên nhân cười hở lợi là gì?

Cười hở lợi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

Cười hở lợi do đặc điểm của răng: 

  • Chiều cao của răng ngắn quá sẽ làm chiều cao răng với lợi không tương xứng nên khi cười. Dù cơ nâng môi dù bình thường nhưng khi môi kéo lên thì lợi sẽ bị lộ ra.

Cười hở lợi do nướu phát triển không đúng: 

  • Do lợi phát triển mạnh, khiến cho lợi dài và dày nên khi cười dễ bị lộ.
  • Lợi bám thấp, bao quá nhiều chiều cao thân răng, tính từ gốc răng.
  • Nếu lợi bị phì đại do sang chấn từ các bệnh lý như: viêm lợi, lợi trùm răng,…cũng gây cười hở lợi

Do xương hàm phát triển quá mức:

  • Nếu cười hở lợi do xương hàm thì sẽ được xếp vào tình trạng nặng. Vòm xương hàm phát triển quá mạnh và quá nhanh sẽ dẫn đến tình trạng khi cười vừa bị vẩu, vừa hở lợi. Hoặc do xương ổ răng quá dày và gồ khiến cho nướu bị đẩy ra trước. 

Do môi hoạt động mạnh:

  • Người cười hở lợib o cường kéo cơ môi hoạt động mạnh nên khi cười vành môi sẽ bị kéo lên quá cao, làm hở phần lợi. 

Cười hở lợi được chia ra với 4 mức độ: 

  • Dạng nhẹ (lợi hở ra ngoài dưới 25% so với chiều dài răng – tầm 3mm).
  • Dạng trung bình (khi lợi hở ra ngoài từ 25 đến dưới 50% so với chiều dài răng).
  • Dạng nặng (mô nướu lộ hơn 50%)
  • Dạng rất nặng (mô nướu lộ nhiều hơn 100% so với chiều dài răng).
Có bao nhiêu mức độ cười hở lợi
Các mức độ cười hở lợi

2. 6 cách cười không hở lợi cực kì hiệu quả

Sau đây là một số cách cười che đi khuyết điểm hở lợi của mình tại nhà.

Dùng đũa tập cách cười không hở lợi

Dùng đũa tập cách cười không hở lợi
Dùng đũa tập cách cười không hở lợi

Phương pháp này giúp chúng ta có được nụ cười đẹp hơn hiệu quả nên đã trở thành nội dung giảng dạy trong các khóa học của ngành dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, hàng  không,…Thường xuyên rèn luyện theo phương pháp này giúp tiết chế hoạt động của cơ môi không kéo quá nhiều. Nên sẽ không làm lộ nướu khi cười, đồng thời giúp thu hẹp khoảng trống giữa 2 hàm răng nhỏ lại chỉ bằng chiều rộng của đũa. 

Cách thực hiện: Dùng răng giữ chặt đũa ăn cơm trong miệng rồi hé miệng cười trong 2 đến 3 giây. Áp dụng luyện tập trước gương 10 đến 15 phút/ ngày. Kiên trì áp dụng trong một thời gian dài sẽ giúp bạn cải thiện nụ cười rõ rệt.

Hãy dùng tay che miệng khi cười:

Đây là mẹo giúp bạn trông tinh tế hơn khi vừa biết cách xử lý để che khuyết điểm của mình vừa tạo thêm duyên dáng hơn.

Dùng tay che miệng khi cười để che đi khuyết điểm
Dùng tay che miệng khi cười để che đi khuyết điểm

Chỉ cười mỉm:

Khi cười mỉm, khóe miệng sẽ giãn ra nhưng hai môi không mở hoặc chi hơi mở. Cách cười này còn giúp bạn tạo thiện cảm đối với người khác, đặc biệt thích hợp khi bạn giao tiếp, trò chuyện.

Cười nhoẻn miệng (cười bằng mắt)

  • Đứng trước gương và tập tạo nụ cười nhoẻn miệng sao cho khóe miệng nâng lên vừa phải.
  • Cơ môi thả lỏng tạo hình một nửa chữ C, giữ ổn định và hạ dần cơ môi xuống dưới.
  • Kết hợp với mắt thể hiện cảm xúc, tình cảm dành cho người đối diện.
  • Luyện tập 15 phút mỗi ngày trước gương để có một nụ cười cân đối nhé.

Cười không hở lợi bằng cách tiết chế cảm xúc, kiểm soát cơ môi:

Những người cười hở lợi thường do không biết cách kiềm chế cảm xúc mà cười lớn, không kiểm soát được cơ môi. Việc kiềm chế cảm xúc đôi khi chỉ hiệu quả đối với những trường hợp “niềm vui nhỏ”.

Sử dụng son môi màu hồng nhạt:

Đây là thủ thuật khi trang điểm để đánh lừa thị giác của người khác. Bạn nên có màu son gần giống với màu lợi để giúp che đi khuyết điểm của mình để tự tin hơn khi giao tiếp.

Sử dụng son môi màu hồng nhạt
Sử dụng son môi màu hồng nhạt là sự lựa chọn của những chị em cười hở lợi

3. Chữa cười hở lợi tại nhà có thực sự hiệu quả?

Những phương pháp chữa cười hở lợi ở trên chỉ là biện pháp nhất thời chứ không thể khắc phục triệt để như can thiệp phẫu thuật được. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp tự chữa cười hở lợi tại nhà nhưng lại không đúng cách không chỉ không đem lại hiệu quả, mà còn gây tổn thương đến sức khỏe răng miệng. 

Đối với mỗi người, tình trạng cười hở lợi là không giống nhau. Cho nên, cách an toàn và hiệu quả nhất vẫn là bạn trực tiếp đến một cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ trực tiếp thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và tư vấn phương pháp thích hợp nhất. 

4. Các phương pháp điều trị cười hở lợi

Tuy nhiên, đó chỉ là những biên pháp tạm thời.Để khắc phục triệt để cười hở lợi còn có những phương pháp sau:

  • Tiêm hoạt chất Filler, Botox:

(Chỉ phù hợp với tình trạng nhẹ) Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm botox hoặc filler giúp làm giảm trường lực cơ môi trên, để cơ môi không còn co kéo quá mạnh khi cười

Nếu khớp cắn sâu khiến phần lợi bị hở thì nên áp dụng phương pháp này. Niềng răng giúp dịch chuyển răng, làm giảm khoảng cách từ vành môi tới cổ răng, hạn chế tình trạng cười hở lợi. Tuy nhiên, cách này cần thời gian từ 1,5 – 2 năm.

  • Phẫu thuật cắt nướu để cân đối tỷ lệ răng – môi – nướu:

Áp dụng cho trường hợp cười hở lợi do răng dài bất thường. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉnh nha để kéo răng lún lên cao sau đó cắt lợi.

  • Cắt lợi kết hợp mài xương ổ

Áp dụng với trường hợp cả lợi và xương ổ đều quá dày. Nếu lợi phát triển nhiều, che phần lớn răng khiến thân răng ngắn, bác sĩ sẽ cắt vạt lợi kết hợp mài bớt phần ổ răng hàm trên để đưa phần lợi trên về vị trí mong muốn, từ đó làm thân răng dài ra. 

  • Phẫu thuật nâng cơ môi hoặc làm dài môi:

Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm Botulinum Toxin vào cơ kéo môi hoặc tiến hành tiểu phẫu cắt thắng môi, má nhằm kiểm soát không cho môi kéo lên cao quá nhiều khi cười.

  • Phẫu thuật cắt lợi phì đại:

Bác sĩ sẽ cắt bớt lợi phát triển quá mạnh, bám thấp, phì đại để tạo hình lại, sau đó làm mỏng bờ nướu để không bị lộ ra ngoài quá nhiều. 

  • Phẫu thuật xương hàm:

Trong trường hợp cười hở lợi do khung xương hàm phát triển quá mạnh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cười hở lợi theo đường gãy Lefort I.

  • Mài xương ổ:

Bác sĩ sẽ mài ít bờ viền và mặt ngoài rồi khâu tạo hình lại như cũ nếu xương ổ quá dày. 

Vừa rồi là những cách chữa cười hở lợi tại nhà cũng như tại cơ sở nha khoa được áp dụng hiện nay. Với những phương pháp trên, tùy vào trường hợp của mỗi người sẽ có biện pháp riêng để khắc phục. Cho nên để đánh giá chính xác tình trạng bệnh, bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ điều trị.

>>>Nếu bạn đang muốn biết thêm về mức chi phí điều trị cười hở lợi có thể tham khảo:  “Chi phí chữa cười hở lợi giá bao nhiêu tiền?” 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *