Cắt lợi có mọc lại không? Những trường hợp nào có thể áp dụng?

Cắt lợi có mọc lại không? Những trường hợp nào có thể áp dụng?

Trước những thông tin về phương pháp cắt lợi (nướu) để điều trị cười hở lợi trên mạng. Thế nhưng, bạn vẫn chưa hình dung được thế nào cắt lợi? Có nguy hiểm không? Những ai nên áp dụng? Cắt lợi có bị mọc lại không? Vậy thì hãy đồng hành cùng Nha Khoa Sài Gòn S.T để có cho mình câu trả lời bạn nhé!

1. Cắt lợi là gì?

Cắt lợi là phương pháp điều trị cười hở lợi bằng cách cắt bớt một phần lợi thừa để thân răng trông dài hơn để cân chỉnh chuẩn hơn tỉ lệ giữa răng và lợi. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ đã gây tê vùng cần tiểu phẫu nên bạn sẽ hoàn toàn không bị đau. Tiếp đó, bác sĩ sẽ bóc tách để răng lộ ra ngoài nhiều hơn. 

Sau khi cắt lợi, phần viền sẽ được khâu bằng chỉ thẩm mỹ để không để lại sẹo và đảm bảo tính an toàn cho bệnh nhân. Thời gian trung bình để thực hiện một ca cắt lợi trung bình từ 30 – 60 phút. 

Cắt lợi là gì?
Cắt lợi là phương pháp điều trị cười hở lợi bằng cách cắt bớt một phần lợi thừa

Các mức độ cười hở lợi:

  • Cười hở lợi nhẹ: là tình trạng khi cười mô nướu lộ nhiều hơn 3mm và ít hơn 25% chiều dài của thân răng.
  • Cười hở lợi trung bình: Biểu hiện của mức độ này là khi cười mô nướu lộ nhiều hơn 25% và ít hơn 50% chiều dài của thân răng.
  • Cười hở lợi nặng: Nếu khi cười, mô nướu lộ nhiều hơn 50% và ít hơn 100% chiều dài của thân răng thì nghĩa là bạn đang bị hở lợi nặng.
  • Cười hở lợi rất nặng: xảy ra khi mô nướu lộ nhiều hơn 100% chiều dài của thân răng. 

2. Những trường hợp nào nên cắt lợi?

Đối với những trường hợp sau đây, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định nên cắt nướu để điều trị cười hở lợi:

  • Lợi phủ trùm lên răng quá nhiều, hoặc răng quá ngắn, khiến khoảng cách giữa răng và vành môi trên xa nhau làm hở nhiều phần lợi khi cười.
  • Răng mọc không hoàn toàn, dẫn đến một phần răng bị nằm sâu vào trong lợi. Tỷ lệ của răng không tương xứng với chiều cao và chiều rộng của thân răng. Răng quá ngắn khiến cho vùng lợi hở khi cười.
  • Việc dùng thuốc kháng sinh liều cao quá nhiều, khiến lợi quá phát triển. Hoặc do hậu quả chỉnh răng không đúng kỹ thuật hoặc do viêm lợi.
  • Xương hàm trên phát triển xuống dưới quá mức hoặc vồng lên vùng dưới môi. Từ đó khiến lợi bị hở rộng mỗi khi cười.
  • Cơ vòng môi phát triển quá mạnh làm môi trên bị kéo lên quá mức khi cười.
  • Trường hợp làm cầu răng sứ để phục hình răng bị mất. Nhưng cấu trúc răng còn lại không đủ để đỡ mão sứ cũng là nguyên nhân cười hở lợi.
Những trường hợp nào nên cắt lợi?
Những trường hợp nào nên cắt lợi?

3. Cắt lợi có bị mọc lại không?

Đây là vấn đề của hầu hết mọi người đang bị cười hở lợi quan tâm. Tuy nhiên, bạn không phải lo về vấn đề cắt lợi có bị mọc lại không nếu được thực hiện ở một địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao. Trong một số trường hợp lợi bị mọc lại đều là do bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật, dụng cụ kém chất lượng khiến phần nướu chưa được cắt hết theo tỷ lệ nên bị kích thích và nhanh chóng phát triển trở lại.      

4. Cắt lợi có nguy hiểm không?

Cắt lợi đơn giản chỉ là một phương pháp tiểu phẫu, ít tạo ra sự xâm lấn với các bộ phận răng miệng. Nên không tạo ra biến chứng hay đau đớn. Khi đã lựa chọn được một địa chỉ nha khoa đáng tin cậy, bạn sẽ không cần phải lo lắng về việc cắt lợi có nguy hiểm không nữa. Bên cạnh đó, vấn đề về thẩm mỹ và sức khỏe cũng được đảm bảo. 

Thông qua những thông tin trên, việc cắt lợi có bị mọc lại hay không còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ thực hiện. Ngoài vấn đề chọn cơ sở, phòng khám uy tín để thực hiện, nếu bạn lo lắng không biết tình trạng của mình có áp dụng được không thì có thể yên tâm vì trước khi bắt đầu điều trị, bạn sẽ được thăm khám cẩn thận để xác định mức độ cười hở lợi, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

>>> Có thể bạn quan tâm: Mài xương ổ răng là gì? Có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *