Răng sứ được phân loại dựa trên chính chất liệu tạo nên chúng, bao gồm bốn loại chính đó là: răng sứ kim loại, răng toàn sứ, răng thuỷ tinh, răng sứ kim loại quý. Mỗi loại đều có những ưu – nhược điểm và giá thành khác nhau. Thế nên, trước khi quyết định làm răng sứ, bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước về các loại răng sứ khi đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
1. Các loại răng sứ kim loại
1. Răng sứ kim loại
Răng sứ kim loại là loại răng có lớp sườn được làm từ hợp chất kim loại và được phủ một lớp sứ thẩm mỹ bên ngoài. Đây là loại răng sứ đầu tiên của nền công nghệ thẩm mỹ răng. Loại răng sứ này thường được ứng dụng trong phương pháp bọc răng sứ và được khá nhiều khách hàng ưa chuộng nhờ mức giá thành rẻ.
Răng sứ kim loại được phân thành 2 loại chính là:
- Răng sứ kim loại thường: là loại răng sứ có phần khung sườn làm từ hợp kim Ni – Cr hoặc Co – Cr. Bên ngoài được phủ một lớp sứ trắng Ceramco III.
- Răng sứ kim loại Titan: là hợp kim Niken – Crom – Titan. Hợp kim này không bị oxi hóa trong môi trường axit.
>>>Mỗi loại răng sứ kim loại sẽ có những ưu nhược điểm riêng, nên việc lựa chọn còn phụ thuộc vào nhu cầu và tình trạng răng miệng của mỗi người. Bạn có thể tham khảo những thông tin này tại:
- Răng sứ kim loại là gì? răng sứ kim loại có tốt không?
- Răng toàn sứ là gì? ưu nhược điểm của răng toàn sứ là gì?
1.1. Ưu điểm răng sứ kim loại:
- Đảm bảo chức năng ăn nhai như bình thường.
- Tuổi thọ trung bình khoảng 5 – 7 năm.
- Mức chi phí tối ưu, được đánh giá là loại răng có giá thành thấp, phù hợp với thu nhập của nhiều người, giá dao động từ 1 – 3 triệu/răng.
1.2. Nhược điểm răng sứ kim loại:
- Sau một thời gian sử dụng, lớp hợp kim dễ bị oxy hóa với axit trong nước bọt và thức ăn, làm cho viền răng chuyển dần sang màu đen, gây mất thẩm mỹ.
- Màu sắc của răng sứ kim loại khá giống răng thật nhưng màu không được tự nhiên như những loại răng sứ cao cấp khác.
- Do làm bằng sườn kim loại nên sẽ có nguy cơ kích ứng cơ thể. Nếu bạn bị dị ứng với kim loại thì không nên làm.
- Ngoài ra, mão răng sứ kim loại dày hơn nên khi bọc phải mài nhiều răng hơn để vừa với mão
- Tuổi thọ không cao so với những loại răng sứ thế hệ sau
Răng sứ kim loại mặc dù có khá nhiều ưu điểm phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, nếu so về độ an toàn, tính thẩm mỹ và độ bền thì loại răng sứ này còn nhiều hạn chế. Chính vì thế, nha khoa đã phát triển và cho ra đời những dòng răng sứ khác để khắc phục dần dần các khuyết điểm này, điển hình là răng toàn sứ.
2. Răng toàn sứ
Răng toàn sứ là loại răng được làm hoàn toàn bằng sứ, không có thành phần của kim loại. Toàn bộ quá trình tạo ra loại răng sứ này đều được tiến hành, tính toán và kiểm tra kỹ lưỡng trên máy tính.
2.1. Ưu điểm của răng toàn sứ:
- Răng toàn sứ có màu sắc như răng thật, đẹp tự nhiên, trong, bóng và đều so với các răng còn lại.
- Vẫn giữ được màu trắng khi chiếu quang.
- Có độ bền lâu hơn, có thế kéo dài đến hàng chục năm.
- Không xuất hiện hiện tượng đen viền lợi hay có khe hở.
- Không kích thích mô mềm, không hôi miệng, phục hình nhanh hơn.
2.2. Nhược điểm của răng toàn sứ:
- Răng sứ toàn sứ có chi phí không hề thấp, cao hơn so với răng sứ kim loại nên có thể sẽ hạn chế một vài đối tượng.
- Công nghệ thiết kế và chế tạo răng toàn sứ rất hiện đại, yêu cầu máy móc tân tiến nhất.
- Bác sỹ thực hiện cần có tay nghề cao vì các khâu thực hiện rất phức tạp và tỉ mỉ.
3. Răng sứ thuỷ tinh
Sứ thuỷ tinh là loại sứ có khung thuỷ tinh và các pha tinh thể thêm vào, có đặc tính của thuỷ tinh và sứ, cho thẩm mỹ rất cao giống sứ đắp thiêu kết. Chúng thường sản xuất dạng các khối sứ, được ép nén hoặc cắt thành hình dạng răng, độ bền cao, kháng nứt gãy tốt nên có thể làm mão sứ, inlay, onlay hay Veneer.
3.1. Ưu điểm của răng sứ thuỷ tinh:
- Độ thẩm mỹ cao: Răng sứ thuỷ tinh có nhiều nét tương đồng với răng gốc về màu sắc, vì thể nên rất khó để phân biệt răng sứ và răng thật.
- Độ bền vượt trội: Do được cấu tạo từ khối sứ thủy tinh Lithium Disilicate của Thụy Sĩ, có độ chịu lực rất cao, lên đến 400 Mpa, gấp 4 lần độ chịu lực của răng thật, đảm bảo cho bạn chức năng ăn nhai thoải mái.
- Tuổi thọ cao: Độ bền răng vượt trội, sẽ giúp răng có tuổi thọ cao, từ 10 đến 15 năm.
- Độ lành tính và độ tương thích cao: Vì răng sứ thủy tinh ko bị lẫn tạp chất nên không gây kích ứng lưỡi, nướu,… hay gây hại cho sức khỏe của bạn.
3.2. Nhược điểm của răng sứ thuỷ tinh
- Chi phí tương đối cao
- Phải tìm ra được trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng để bạn yên tâm hơn
4. Răng sứ kim loại quý
Răng sứ kim loại quý được cấu tạo bên trong bởi 2 phần: phần sườn được làm từ một loại kim loại quý hoặc một hỗn hợp kim loại quý như vàng, bạc, platin hay palladium,…và lớp vỏ ngoài được phủ bằng những lớp sứ mỏng.
4.1. Ưu điểm răng sứ kim loại quý:
- Tuổi thọ của răng sứ kim loại quý khá cao (trên 15 năm)
- Không bị đen viền răng sau nhiều năm sử dụng.
- Màu sắc tự nhiên gần như răng thật.
- Kim loại vàng có tính sát khuẩn, nên răng sứ có tác dụng chống được tình trạng viêm nhiễm răng và nướu.
4.2. Nhược điểm răng sứ kim loại quý:
– Chi phí cao hơn so với các loại răng sứ khác, giá kim loại luôn giao động, vì thế khách hàng phải theo dõi giá để lựa chọn thời điểm phù hợp
5. Đối tượng nào nên chọn bọc răng sứ
Với những răng gặp phải tình trạng mẻ, vỡ lớn, vết thương sâu hoặc đã mất tủy muốn khôi phục lại hình dáng lẫn chức năng ăn nhai thì bác sĩ thường tiến hành phương pháp bọc răng sứ. Do vậy, đối với kỹ thuật này răng sứ thường là những loại răng có độ cứng tương đối bền chắc, mão răng dày dặn để bao phủ, bảo vệ cẩn thận thân răng bên trong, tránh những tác động bên ngoài.
6. Mục đích chọn chất liệu làm răng sứ
Bốn loại chất liệu răng vừa nêu trên đã và đang được rất nhiều người ưa chuộng, tùy vào nhu cầu của bạn sẽ có chọn ra loại chất liệu phù hợp. Ngoài ra, trước khi bắt đầu làm răng sứ, bạn nên tham vấn ý kiến của người quen hay bạn bè đã từng làm răng sứ cũng như ý kiến của bác sĩ để tránh trường hợp “Tiền mất tật mang”
Về tính thẩm mỹ có thể bạn chọn răng toàn sứ hoặc sứ thủy tinh, tuy giá cao hơn so với các loại kim loại thường nhưng về lâu dài bạn sẽ cảm thấy hài lòng về những lợi ích như: Mỏng, nhẹ nhưng độ bền cao, tuổi thọ dài, thuận tiện cho việc ăn uống và đặc biệt độ tương thích cao.
7. Bảng giá tham khảo của các loại răng sứ:
LOẠI RĂNG | CHI PHÍ |
Răng sứ kim loại thường | Từ 1.000.000 VND/răng |
Răng sứ toàn sứ | Từ 2.500.000 VND/răng |
Răng sứ thuỷ tinh | Từ 6.000.000 VND/răng |
Răng sứ kim loại quý | Từ trên 8.000.000/răng |
Đây là bảng giá tham khảo của các loại răng sứ hiện nay, mức giá có thể tăng giảm tùy vào mỗi Trung tâm nha khoa và thời điểm bạn làm. Hãy tham khảo thật chi tiết để đưa ra quyết định làm đẹp phù hợp nhất nhé!