Răng nanh nằm ở bốn góc ở bốn vùng răng được coi là nền tảng của cung răng, giúp tạo hình, nâng đỡ cơ mặt. Việc mất răng nanh gây mất thẩm mỹ và quá trình ăn nhai hàng ngày. Cho nên, vấn đề trồng lại răng là vô cùng cần thiết. Hiện nay có nhiều phương pháp trồng răng nanh với những mức chi phí khác nhau tùy tình trạng. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết được trồng răng nhanh bao nhiêu tiền và đặc điểm từng phương pháp.
1. Răng nanh là gì?
Răng nanh ở người thuộc nhóm răng phía trước. Nằm ở vị trí thứ 3 tính từ răng cửa của mỗi bên hướng vào trong. Theo sơ đồ vùng răng trên, răng nanh là răng được đánh số thứ tự thứ 3. Răng nanh có cấu trúc khác biệt và đóng vai trò quan trọng nhất trên cung hàm.
Răng nanh vĩnh viễn sẽ mọc trong quá trình thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Quá trình thay răng này thường bắt đầu vào năm 6 tuổi và kết thúc nào năm 12 – 13 tuổi. Răng nanh của người có hình dáng và cấu trúc không giống với chiếc răng nào khác.
Công dụng của răng nanh:
- Răng nanh đóng vai trò quan trọng về thẩm mỹ và chức năng nhau, xé thức ăn. Răng nanh giúp làm giảm bớt các nguy hại tiềm tàng, giảm bớt tác động quá mức bởi các lực theo chiều ngang trong những vận động lệch tâm của hàm dưới với các răng hàm.
- Răng nanh có tác dụng lớn trong hướng dẫn vận động tiếp xúc của hàm dưới. Do đó được coi là “cọc hướng dẫn” cho khớp cắn.
2. Hậu quả nguy hiểm khi mất răng nanh
Không giống như ác răng khác, răng nanh nằm ở mỗi góc phần tư hàm (chia 2 hàm răng thành 4 phần), răng nanh chỉ đứng đơn lẻ một mình.
Đối với các răng đi đôi với nhau, nếu 1 trong 2 răng có vấn đề thì răng kế cận sẽ hỗ trợ chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, với răng nanh, nếu gãy rụng sẽ không có răng kế bên đảm nhận chức năng của nó. Do đó mất răng nanh sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như:
Suy giảm chức năng cắn, xé thức ăn
Răng nanh có cấu tạo vững chắc hơn răng cửa, dùng để cắn, xé những thức ăn dai, cứng. Vì vậy khi bị mất răng nanh, các răng cửa phải hoạt động nhiều và mạnh hơn, lâu ngày các răng cửa sẽ bị suy yếu.
Ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hoá
Thiếu mất răng nanh, hoạt động ăn nhai bị suy giảm, thức ăn không được xé đủ nhỏ để răng hàm nhai nhuyễn, khiến dạ dày và bao tử khó tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng, về lâu dài ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan tiêu hoá.
Gây khó khăn khi phát âm
Khi đọc những âm phát ra gió như “th”, “ph” “s”, “x”…, nếu thiếu một trong các răng phía trước bạn rất khó để đọc tròn vần, lâu ngày hình thành tật nói ngọng.
Tiêu xương hàm
Khiếm khuyết răng nanh trên 4 tháng sẽ khiến vùng xương hàm tại vị trí mất răng bị tiêu dần đi, các răng kế cận mất đi lực nâng đỡ, dễ đổ nghiêng về phía khoảng trống. Răng nanh đối diện với răng đã mất cũng có xu hướng trồi lên, gây mất cân bằng giữa các răng.
Lão hoá sớm
Khi bị tiêu xương hàm, vùng da ở vị trí mất răng sẽ bị nhăn lại và hóp vào trong, khiến khuôn mặt trông già đi.
Dễ mắc các bệnh răng miệng
Phần nướu ở vị trí răng nanh bị mất là nơi dễ tồn đọng thức ăn cũng như khó vệ sinh nhất, lâu ngày những vi khuẩn ở các mảng bám thức ăn sẽ gây ra các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nướu, viêm nha chu, ảnh hưởng trực tiếp đến các răng kế cận.
3. Trồng răng nanh bao nhiêu tiền
3.1. Trồng răng nanh tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là phương pháp sử dụng các răng phục hình có thể tháo lắp được để thay thế răng đã mất. Hàm giả có cấu tạo gồm một nền hàm (hoặc khung hàm) được làm từ nhựa Acrylic hoặc Polymer, bên trên đính răng sứ phục hình.
Chi phí và giá tiền trồng răng nanh theo phương pháp này tương đối thấp. Tuy nhiên, đây là hàm giả không cố định nên rất dễ lung lay, xê dịch khi ăn nhai. Bên cạnh đó, răng tháo lắp không có chân răng nên không ngăn được quá trình tiêu xương hàm, gương mặt lão hóa và các bệnh lý nha khoa như viêm nướu, viêm nha chu…
3.2. Áp dụng cầu răng sứ, trồng răng nanh bao nhiêu tiền?
Đây là phương pháp trồng răng nanh cố định. Khi phục hình răng đã mất, Bác sĩ sẽ tiến hành mài 2 răng kế cận để làm trụ nâng đỡ cho dãy cầu sứ. Dãy cầu sứ gồm một hoặc nhiều răng dính liền nhau, cố định chắc chắn trên hàm bằng cách chụp lên hai trụ răng thật kế cận bằng xi măng nha khoa.
Tuy nhiên yêu cầu ở hai răng thật kế cận răng mất phải khoẻ mạnh, mọc ngay ngắn. Phương pháp trồng răng này được khá nhiều người áp dụng. So với hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ chắc chắn hơn, tuy nhiên phương pháp này cũng chỉ phục hình phần trên của răng mà không có chân răng nên răng dễ bị lệch ra khỏi hàm nếu sử dụng lực mạnh khi cắn, xé thức ăn.
Cũng giống như hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ vẫn không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm. Bên cạnh đó, nếu quá trình phục hình răng sứ không được tiến hành tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác sẽ rất dễ khiến thức ăn bám lại xung quanh răng giả. Lâu ngày gây hôi miệng, viêm nướu, sâu răng,…
3.3. Trồng răng nanh bằng trụ Implant giá bao nhiêu?
Trồng răng Implant là kỹ thuật nha khoa khôi phục khả năng ăn nhai và thẩm mỹ toàn diện nhất hiện nay. Người mất răng sẽ được cấy ghép một trụ Implant tương đương chân răng vào bên trong xương hàm. Ở bên trên gắn khớp nối Abutment và răng sứ phục hình.
Trụ Implant được làm từ Titanium, có độ an toàn cao cùng khả năng tích hợp với xương hàm nhanh. Răng sứ được thiết kế giống với màu răng thật, nhờ đó răng giả trông tự nhiên hơn.
Răng Implant phục hồi cả chân răng nên ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm. Và quan trọng là có thể ngăn chặn những hậu quả do mất răng gây ra. So với hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ, trồng răng nanh bằng cấy ghép Implant có chi phí khá cao và thời gian điều trị Implant cũng dài hơn. Tuy nhiên tuổi thọ trung bình của răng rất cao (hơn 20 năm). Hoặc thậm chí là vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt.
Tổng kết
Trồng răng nanh bao nhiêu tiền? Điều này còn tùy thuộc vào từng tình trạng và phương pháp bạn lựa chọn. Việc trồng lại răng nanh khi mất là điều vô cùng cần thiết và nếu can thiệp càng sớm càng nâng cao tỷ lệ thành công khi phục hình. Với những phương pháp trồng răng nanh ở trên, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, nên bạn có thể cân nhắc và chọn cho mình một phương pháp phục hình phù hợp. Và đừng quên hỏi qua ý kiến của bác sĩ bạn nhé!
>>> Tình trạng mất răng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong cung hàm vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, đối với răng hàm, nhiều người không biết nếu không trồng lại răng hàm thì không biết có ảnh hưởng gì không? Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này với bài viết: “Có nên trồng răng hàm trên dưới không? Và có đau không?” nhé!