Khi những chiếc răng khểnh trở thành điểm nhấn tạo nên sự duyên dáng cho nụ cười nên nhiều người muốn can thiệp công nghệ hiện đại để trồng răng khểnh. Vậy Trồng răng khểnh hết bao nhiêu tiền? Có bao nhiêu cách trồng răng khểnh? Cùng đi tìm lời giải đáp với bài viết sau:
1. Vị trí và chức năng của răng khểnh
Răng của con người được chia thành 4 nhóm, bao gồm:
– Nhóm răng cửa (gồm các răng số 1 và 2).
– Nhóm răng nanh (răng số 3).
– Nhóm răng hàm nhỏ (răng số 4 và 5).
– Nhóm răng hàm lớn (6, 7 và 8).
Trong 4 nhóm răng của chúng ta, răng khểnh thuộc nhóm răng nhanh. Răng khểnh có hình giáo nhọn, mũ răng dài, hơi nhọn và sắc. Đặc điểm của răng khểnh là chúng thường mọc lệch và lồi lên trên hơn những răng kế cận. Răng nanh giữ vai trò cắn, xé thức ăn.
2. Trồng răng khểnh hết bao nhiêu tiền?
2.1. Trồng răng khểnh bằng Composite bao nhiêu tiền?
Đây là phương pháp ít tốn phí nhất nhưng lại tồn tại nhiều hạn chế nên bạn phải cân nhắc thật kỹ. Răng Composite có thể gây nên một số bệnh lý, điển hình chính là chứng hôi miệng. Về tính thẩm mỹ lại bị xỉn màu sau một thời gian. Và cách khắc phục là phải làm lại răng khác.
Khi bắt đầu, bác sĩ sẽ xác định vị trí răng rồi dùng chất liệu Composite dạng dẻo tạo hình răng giả. Nhưng phải đảm bảo sao cho răng chếch ra ngoài một góc vừa phải, phù hợp thẩm mỹ với các răng còn lại và hài hòa khuôn mặt. Kế tiếp, Bác sĩ chỉ cần đợi cho chất liệu đông cứng lại là đã hoàn thành. Hiện nay, chi phí trồng răng khểnh bằng Composite rơi vào khoảng 1 triệu/răng.
2.2. Trồng răng khểnh bằng cầu răng sứ bao nhiêu tiền?
Để trồng răng khểnh bằng cầu răng sứ, răng số 2 và 4 sẽ được mài nhỏ đi. Tiếp theo, Bác sĩ sẽ tiến hành bọc 2 mão răng kép, bao gồm:
– 2 mão răng chụp lên răng số 2 và 4 đã được mài đi trước đó.
– 1 mão răng sứ dính vào phần trên của mão răng số 2, 4 và nằm ở phía trên nướu, hướng ra ngoài để tạo thành răng khểnh.
Lúc này, trồng răng khểnh giá bao nhiêu tiền sẽ bằng tổng tiền của 2 mão răng sứ. Ví dụ, mão răng Khách hàng chọn có giá khoảng 2.500.000 VNĐ/răng thì tổng số tiền Khách hàng cần trả khi trồng 1 chiếc răng khểnh sẽ là: 2.500.000 x 3 = 7.500.000 triệu VNĐ.
2.3. Làm răng khểnh bằng phương pháp bọc răng sứ
Phương pháp này có thể áp dụng cho những trường hợp răng khểnh bị sâu, mẻ vỡ,… nhưng vẫn còn chân răng hoặc những ai muốn thay đổi dáng răng cho phù hợp hơn. Đối với phương pháp này không cần phải tác động đến răng bên cạnh như phương pháp cầu răng sứ. Từ đó còn có thể giúp tiết kiệm chi phí thực hiện.
Khi tiến hành, bác sĩ sẽ mài đi chiếc răng số 3 cần tạo hình để làm thành một trụ răng với kích thước phù hợp. Sau đó chế tác thành mão răng bằng sứ gắn cố định lên trụ răng tạo thành một chiếc răng khểnh hoàn hảo như mong muốn. Răng khểnh sau khi phục hình có mày sắc và hình dáng như răng thật.
2.4. Trồng răng khểnh bằng cấy ghép Implant bao nhiêu tiền?
Do ở vị trí dễ nhìn thấy nên phương pháp trồng răng khểnh cần phải đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Cấy ghép Implant là phương pháp làm răng giả cố định cao cấp nhất hiện nay. Với cấu tạo đặc biệt gồm trụ titanium (tương đương với chân răng thật), khớp nối abutment và mão răng sứ (gần như răng thật). Răng Implant không chỉ vô cùng vững chắc mà còn có vẻ ngoài tự nhiên, chức năng ăn nhai gần như răng thật. Do đó, mặc dù có mức giá trồng răng khểnh cao (khoảng trên 16.000.000 VNĐ/chiếc), những phương pháp này vẫn được rất nhiều người lựa chọn.
Để trồng răng khểnh bằng phương pháp cấy ghép Implant, cách thức thực hiện cũng tương tự khi cấy ghép Implant một răng. Đầu tiên Bác sĩ sẽ dùng kỹ thuật ngoại khoa để đưa trụ titanium vào bên trong xương hàm. Sau một thời gian khi trụ titanium đã tích hợp với xương hàm, Bác sĩ sẽ tiếp tục gắn khớp nối abutment và mão răng sứ.
Tổng kết
Vừa rồi là những thông tin có thể giúp bạn so sánh chi phí của các phương pháp trồng răng khểnh hiện nay. Tùy vào khả năng và nhu cầu của mỗi người sẽ có hình thức phù hợp riêng. Hãy tiếp tục theo dõi nha khoa Sài Gòn S.T để cập nhật những kiến thức chuyên môn cũng như chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn tốt nhất nhé!
>>> Tuy có thể trồng răng khểnh nhưng trước đó, người thực hiện không khỏi lo lắng vì sợ đau, nếu bạn đang bâng khuâng về vấn đề này có thể đi tìm câu trả lời tại: “Có trồng răng khểnh được không? Trồng có đau không?”