Mất răng số 3 có hậu quả gì? Có nguy hiểm không?

Mất răng số 3 có hậu quả gì? Có nguy hiểm không?

Vị trí răng số 3 gần với nhóm răng cửa, đảm nhận chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, phát âm của mỗi người. Nếu mất răng số 3, tất cả những chức năng trên sẽ bị ảnh hưởng, kèm theo một số bệnh lý răng miệng khác. Vậy, cụ thể mất răng số 3 sẽ để lại hậu quả gì?

1. Mất răng số 3 để lại hậu quả gì?

Mất răng số 3 để lại hậu quả gì?
Sơ đồ vị trí và độ tuổi thay răng sữa

Răng số 3 còn gọi là răng nanh, nằm ở góc của cung hàm, sát bên cạnh nhóm răng cửa. Số lượng gồm 4 chiếc, mỗi hàm 2 chiếc. Có hình dáng sắc nhọn, chức năng để xé thức ăn. Vì là chiếc răng đảm nhận chức năng ăn nhai, nên khi mất đi răng số 3, khả năng ăn nhai, cắn xé thức ăn sẽ bị ảnh hưởng. Vùng da bên ngoài răng số 3 cũng bị chảy xệ, gây lão hóa sớm.

Khi mất đi răng số 3, hai răng bên cạnh là răng số 2 và răng số 4 sẽ dần bị xô lệch bởi tác dụng lực khi ăn nhai. Càng để lâu, độ xô lệch sẽ nặng hơn. Vị trí mất răng khó vệ sinh, dễ mắc các bệnh lý răng miệng nhu: Viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy, tụt nướu chân răng,…

Khi không còn lực nhai tác động, xương hàm sẽ dần bị tiêu đi, về lâu dài mà muốn trồng lại răng phải cấy thêm xương hàm, gây tốn kém và rất mất thời gian. Vì ở ngay gần vùng răng cửa, nên khi cười nói rất dễ nhìn thấy răng bị mất, ảnh hưởng đến khả năng phát âm, làm bạn mất đi sự tự tin khi giao tiếp.

Mất răng số 3 tuy không gây nhiều nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ răng. Vì thế, nếu có điều kiện, bạn nên tìm cách khắc phục cáng sớm càng tốt răng đã mất để tránh hậu quả mất răng gây ra như: tiêu xương hàm, lão hóa gương mặt, hoặc các răng kế cận bị xô lệch,…

2. Khắc phục răng số 3 đã mất bằng cách nào?

Hiện nay, có 3 cách khắc phục răng phổ biến là: hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng Implant. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, cùng so sánh những phương pháp này bạn nhé!

2.1. Cấy ghép răng Implant

Phương pháp cấy ghép Implant
Phương pháp cấy ghép Implant

Ghép răng Implant là phương pháp hoàn toàn phù hợp để điều trị mất răng số 3. Với ưu điểm là chỉ cần tác động lên vị trí mất răng mà không cần mài răng kế cận. Răng bằng Implant có cấu tạo và chức năng nhai như răng thật. Độ bền có thể lên đến 20 năm hoặc vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt.

Với phương pháp này, trụ Implant (bằng titanium) sẽ thay thế trực tiếp cho chân răng đã bị mất trước đó. Vì thế, khi sử dụng phương pháp này sẽ không cần phải mài 2 chiếc răng kế cận răng số 3. Lực nhai cũng được khôi phục gần như hoàn toàn bởi cấu tạo của Implant như một chiếc răng thật.

Khác với cầu răng sứ, chỉ thay thế cho 1 hoặc 1 vài răng đã mất, còn Implant có thể thay thế cho trường hợp mất răng nguyên hàm. Trong trường hợp bị tiêu xương do mất răng quá lâu, hoặc xoang hàm mở rộng, Bác sĩ sẽ thực hiện ghép xương và phẫu thuật nâng xoang hàm trước khi cấy ghép răng Implant.

2.2. Cầu răng sứ:

Phương pháp cầu răng sứ
Phương pháp cầu răng sứ

Đây là phương pháp trồng răng giả cố định, có chi phí tương đối hợp lý, đảm bảo khả năng ăn nhai và thẩm mỹ cho cả hàm răng. Cầu răng sẽ được gắn trên trụ răng thật hoặc implant, bắc ngang qua vị trí răng đã mất để lấp khoảng trống trên cung hàm.

Thời gian phục hình cầu răng sứ khá nhanh, chỉ mất từ 2 đến 3 ngày là hoàn tất. Cầu răng sứ giúp phục hình nhanh chóng răng đã mất, chi phí thực hiện cầu răng sứ thấp hơn so với phương pháp trồng răng Implant. Phụ thuộc vào vật liệu sứ được chọn để làm cầu răng.

Nhược điểm của cầu răng sứ là phải mài hai răng kế cận răng đã mất để làm cùi trụ và gắn cầu răng lên trên. Về lâu dài, 2 chiếc răng này sẽ yếu dần đi, gây ảnh hưởng đến cầu sứ cũng như sức khỏe răng miệng của bạn.

Cầu răng không áp dụng phục hình cho trường hợp mất răng số 7, vì răng số 8 không đủ điều kiện để làm cùi trụ. Thế nên, cầu răng sứ vẫn chưa phải là giải pháp tối ưu cho vấn đề mất răng. Ở thời điểm hiện tại, cấy ghép răng Implant được đánh giá cao hơn cho giải pháp mất răng.

2.3. Hàm tháo lắp

Đây là phương pháp giúp phục hình răng mất một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí nhất hiện nay. Thời gian thực hiện kéo dài khoảng 2 – 3 ngày có thể hoàn tất một bộ răng giả phù hợp.

Hàm tháo lắp có ưu điểm là thuận tiện trong quá trình tháo ra lắp vào và vệ sinh răng miệng hàng ngày, đặc biệt đối với người cao tuổi. Chất liệu làm răng tháo lắp luôn đảm bảo an toàn, không gây kích ứng hay gây ra bất kì tác dụng phụ nào. Nên quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Tuy nhiên, đối với hàm tháo lắp còn tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Độ bền không cao như những phương pháp làm răng cố định, có thể bị lung lay sau một thời gian sử dụng.
  • Khả năng ăn nhai suy giảm, gây khó khăn trong việc cảm biến thức ăn, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Gặp bất tiện khi ăn nhai thức ăn quá dai hoặc quá cứng.
  • Tình trạng tiêu xương hàm vẫn có thể diễn ra sau khi sử dụng hàm tháo lắp khoảng 3 năm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tình thẩm mỹ của cả khuôn mặt.
  • Hàm tháo lắp gây cản trở trong việc phát âm.

Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu bị mất răng số 3, bạn cũng nên đến những địa chỉ nha khoa uy tín để trồng răng, khắc phục những tình trạng trên, đề phòng những hậu quả do việc mất răng gây ra như: lão hóa, tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến răng kế cận,…

>>> Có thể bạn quan tâm: Vì sao cần trồng răng số 4 khi bị mất răng?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *