Răng sâu là gì? Vì sao răng bị sâu? Răng sâu phải làm sao

Bị mẻ răng có sao không? Có ảnh hưởng gì không?

Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến. Bất cứ ai có răng cũng đều có nguy cơ bị sâu răng, kể cả trẻ sơ sinh. Vậy, răng sâu là gì? Vì sao răng bị sâu? Răng sâu phải làm sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Sâu răng là gì?

Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương
Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương


Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương, gây ra bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm vi khuẩn trong miệng và những vi khuẩn từ mảng bám thức ăn còn xót lại trong kẽ răng, hình thành các lỗ nhỏ trên răng, do ăn vặt thường xuyên, uống đồ uống có quá nhiều đường…mà vệ sinh răng miệng không tốt, làm vi khuẩn có điều kiện phát triển.

2. Vì sao răng bị sâu?

Tình trạng răng bị sâu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
Tình trạng răng bị sâu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Sâu răng là một quá trình phát triển của vi khuẩn, trong một thời gian dài. Răng sâu chủ yếu là do những nguyên nhân sau:

  • Khi ăn đồ ăn có quá nhiều đường và tinh bột mà không vệ sinh răng sạch sẽ, bề mặt răng sẽ xuất hiện một lớp màng dính bao phủ, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi và hình thành mảng bám. Sau đó mảng bám cứng lại trên viền nướu và hình thành cao răng. Đây là một trong những nguyên nhân gây răng sâu.
  • Axit trong mảng bám còn lại sau khi ăn sẽ loại bỏ đi khoáng chất có trong men răng. Làm mất đi lớp bảo vệ, trên răng sẽ xuất hiện những lỗ nhỏ li ti. Đây là giai đoạn đầu của quá trình sâu răng. Sau khi men răng bị tấn công, vi khuẩn sẽ tấn công đến ngà răng sau đó đến tủy răng. Làm răng nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với đồ ăn ngọt hoặc nóng, lạnh.
  • Khi sâu răng phát triển, vi khuẩn và axit tiếp tục di chuyển vào sâu bên trong răng, bên trong tủy răng có rất nhiều dây thần kinh và mạch máu, do vi khuẩn tấn công mà sưng lên, dây thần kinh bị chèn, gây đau nhức răng.

3. Dấu hiệu nhận biết khi bị sâu răng

Bạn có thể phát hiện tình trạng sâu răng khi đau nhức
Bạn có thể phát hiện tình trạng sâu răng khi xuất hiện đốm màu nâu, đen hoặc trắng trên bề mặt của răng

Răng bị sâu sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Răng nhạy cảm, đau nhẹ hoặc đau khi ăn, uống đồ ngọt, quá nóng hoặc lạnh
  • Xuất hiện lỗ hổng li ti trên răng
  • Xuất hiện đốm màu nâu, đen hoặc trắng trên bề mặt của răng.
  • Khoang miệng có mùi hôi khó chịu

Để biết mình có bị sâu răng hay không, bạn nên đi thăm khám răng miệng định kỳ để kịp thời phát hiện sâu răng và can thiệp điều trị kịp thời bạn nhé!

4. Khi bị sâu răng thì phải làm sao?

Khi bị sâu răng, bạn có thể áp dụng chữa bằng một số mẹo dân gian sau đây:

4.1. Chữa sâu răng bằng gừng và tỏi

Gừng và tỏi là hai loại gia vị có tính kháng viêm và sát trùng. Tỏi có chứa nhiều chất kháng sinh Allicin giúp chống lại các virus và vi khuẩn gây sâu răng. Tinh dầu tỏi giàu Glucogen, Allin và Fitonxit có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm.

Cách chữa sâu răng bằng tỏi và gừng như sau:

  • Tỏi và gừng đem nghiền nát, trộn với muối, đắp lên phần răng bị sâu.
  • Kiên trì thực hiện bạn sẽ thấy hiệu quả, cơn đau răng cũng giảm nhanh chóng.

4.2. Chữa răng sâu bằng dầu oliu kết hợp dầu đinh hương

Chữa răng sâu bằng dầu oliu kết hợp dầu đinh hương
Chữa răng sâu bằng dầu oliu kết hợp dầu đinh hương

Trong dầu oliu có một số chất giảm viêm. Dầu đinh hương có tác dụng gây tê, giảm đau và sát khuẩn rất hiệu quả.

Cách chữa sâu răng bằng dầu đinh hương và dầu oliu như sau:

Trộn lẫn dầu oliu với dầu đinh hương, dùng tăm bông bôi lên vị trí nướu bị sưng đau, ngày bôi 3 đến 4 lần, cơn đau răng sẽ dịu lại.

4.3. Làm giảm đau răng bằng lá trà xanh

Bạn có thể làm giảm đau răng bằng lá trà xanh
Bạn có thể làm giảm đau răng bằng lá trà xanh

Trong lá trà xanh có những chất như: EGCG (epigallocatechin gallate), epicatechin gallate, epicatechin và flavanol, có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư và các tác động sinh hóa. Dù không chữa khỏi sâu răng, nhưng nếu súc miệng với nước lá trà xanh mỗi ngày, sẽ giúp giảm đau răng nhanh chóng.

Nếu các phương pháp chữa răng tại nhà không hiệu quả, bạn nên đến phòng khám nha để bác sĩ can thiệp bằng các biện pháp nha khoa sau:

4.4. Điều trị bằng florua

Nếu sâu răng ở mức độ nhẹ thì điều trị bằng fluoride có thể giúp khôi phục lại men răng.
Nếu sâu răng ở mức độ nhẹ thì điều trị bằng fluoride có thể giúp khôi phục lại men răng.

Nếu sâu răng ở mức độ nhẹ thì điều trị bằng fluoride có thể giúp khôi phục lại men răng. Các phương pháp điều trị bằng florua là sử dụng chất lỏng, gel, bọt hoặc vecni chải lên răng hoặc đặt các chất này trong một khay nhỏ vừa với răng của người bệnh.

4.5. Trám răng

Trám răng giúp ngăn chặn quá trình sâu răng diễn biến nặng hơn
Trám răng giúp ngăn chặn quá trình sâu răng diễn biến nặng hơn

Là lựa chọn của nhiều bệnh nhân có nhu cầu điều trị sâu răng, ở giai đoạn sớm nhất. Chất trám được làm bằng nhiều vật liệu nha khoa khác nhau, phổ biến nhất là composite. Đây là vật liệu trám có màu giống như răng thật. Giúp điều trị răng sâu bằng cách nạo phần răng bị sâu sau đó trám composite lên trên.

4.6. Bọc răng sứ:

Bọc răng sứ
Bọc răng sứ giúp khắc phục răng sâu và cải thiện tính thẩm mỹ

Đối với sâu răng nặng hoặc răng đã bị yếu, có thể chọn phương pháp bọc răng sứ để cải thiện bằng cách lắp một mão sứ phủ toàn bộ thân răng đã được mài gọn. Răng sứ được làm từ sứ toàn phần, được nung ở nhiệt độ cao, có màu sắc, hình dáng, chức năng y như răng thật.

4.7. Nhổ răng sâu:

Nhổ răng sâu
Trong trường hợp răng sâu quá nặng sẽ được chỉ định nhổ

Một số răng đã bị sâu ở mức độ nghiêm trọng, không thể phục hồi và bắt buộc phải loại bỏ. Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định nhổ răng để tránh chiếc răng sâu làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nhổ răng sẽ để lại khoảng trống ở vị trí mất răng, làm cho các răng xung quanh bị dịch chuyển, xô lệch do tác dụng của lực ăn nhai hàng ngày. Cho nên, sau khi nhổ răng, bạn nên can thiệp trồng lại răng càng sớm càng tốt nhé!

 

Nếu bị sâu răng mà không được điều trị kịp thời, thì tình trạng răng sẽ càng nặng hơn, gây ảnh hưởng đến các lớp răng bên trong, dẫn đến răng bị đau, nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm chí là mất răng. Vì thế, bạn cần khám răng định kỳ, vệ sinh răng miệng sạch sẽ chính là cách bảo vệ răng tốt nhất chống lại bệnh sâu răng.

>>> Trong trường hợp răng sâu quá nặng sẽ gây nguy hiểm đến tủy răng. Làm sao để nhận biết được hiện tượng này, bạn có thể tham khảo bài viết: “Răng sâu vào tủy – Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị hiệu quả!” để có thêm kiến thức hữu ích cho mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *