Răng sâu có nên nhổ không? Răng sâu không nhổ có sao không?

Răng sâu có nên nhổ không? Răng sâu không nhổ có sao không?

Khi bị sâu răng nên làm sao? Nhổ răng có phải cách giải quyết tốt nhất không? Răng sâu nhổ có sao không? Răng sâu như thế nào thì phải nhổ? Đây là những câu hỏi của rất nhiều khách hàng bị sâu răng. Để trả lời những câu hỏi trên, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Có nên nhổ răng sâu không?

răng sâu
Răng bị sâu nặng cần nhổ đi

Khi răng bị sâu, dù là răng hàm hay răng cửa, bạn cũng cần có phương pháp điều trị kịp thời, để bảo vệ sức khỏe và tránh các biến chứng về sau.

Nếu tình trạng răng sâu đã ở mức độ nghiêm trọng, lan vào trong tủy, làm chết tủy răng, gây nhiễm trùng khiến răng lung lay hay mắc các bệnh lý răng miệng như: viêm nha chu, răng khôn mọc lệch, gây ảnh hưởng đến các răng kế cận,… thì nhổ bỏ răng chính là giải pháp ngăn ngừa sự lây lan sang các răng khỏe mạnh.

Nếu răng mới sâu ở mức độ nhẹ, có thể lựa chọn trám răng compossite hoặc bọc răng sứ để khắc phục. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khi chiếc răng đã bị sâu quá nặng, không thể điều trị phục hồi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

2. Nhổ răng sâu như thế nào?

Nhổ răng sâu như thế nào?
Nhổ răng sâu như thế nào?

Dù là răng sâu nhưng quá trình nhổ răng cũng cần được chú ý cẩn trọng. Sau khi chẩn đoán răng bị sâu nặng thì việc nhổ đi chiếc răng đó tiền hành như sau:

  • Gây tê: Sau khi vệ sinh khoang miệng thật sạch, nha sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ vùng nướu có răng cần nhổ. Trong trường hợp ca nhổ răng phức tạp, có thể bác sĩ sẽ gây mê để giúp bạn ngủ mê, ngăn chặn cơn đau toàn cơ thể.
  • Nhổ răng: Tiếp theo, nha sĩ sẽ dùng những dụng cụ nhổ răng chuyên dụng (kìm nhổ, dụng cụ nạy,…) để hỗ trợ lấy răng ra. Hiện nay, nhờ có sự hỗ trợ của những loại máy móc hiện đại giúp quá trình nhổ răng được diễn ra nhanh chóng, dễ dàng, giảm thiểu san chấn tối đa.
  • Cầm máu: vết thương sau nhổ được nha sĩ đặt một miếng băng gạc sạch và bệnh nhân sẽ cắn chặt để cầm máu. Đối với trường hợp phải mổ nướu khi nhổ răng, nha sẽ sẽ khâu liền nướu bằng chỉ tự tiêu.

Trước khi nhổ răng, bệnh nhân cần thông báo những bệnh lý nền nếu có để bác sĩ có công tác chuẩn bị trước khi nhổ răng. Và sau đó, cần có biện pháp phục hình để khôi phục vị trí răng mất, duy trì chức năng ăn nhai và tránh xô lệch các răng bên cạnh.

Quá trình nhổ răng được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, sử dụng dụng cụ y tế đã qua khử trùng, áp dụng nghiêm ngặt theo chuẩn quy trình của bộ y tế nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

3. Chăm sóc răng sau khi nhổ

Chăm sóc răng sau khi nhổ
Chăm sóc răng sau khi nhổ

Sau khi nhổ răng xong, bạn sẽ được cắn nhẹ miếng bông gòn đã được tiệt trùng để cầm máu. 24 giờ sau khi nhổ răng, bạn không nên chải răng ở chỗ răng mới nhổ và cũng không được súc miệng mạnh.

Cảm giác đau và khó chịu sau khi nhổ răng là bình thường. Bạn có thể uống thuốc giảm đau được bác sĩ kê để làm dịu bớt cơn đau. Sau đó, chườm đá lạnh, uống nước bằng ống hút, ăn đồ ăn mềm. Để tránh áp lực lên vị trí răng vừa mới nhổ. Cảm giác đau nhức sẽ hết sau 2 ngày nhổ răng. Lúc này, bạn có thể ăn uống như bình thường.

4. Trồng răng giả sau khi nhổ răng

Nếu phải nhổ răng sâu, để đảm bảo việc ăn nhai, tính thẩm mỹ và giảm gánh nặng lên các răng còn lại. Bạn có thể tham khảo 3 phương pháp trồng răng giả sau đây:

4.1. Cấy ghép Implant:

Cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant sau nhổ răng để ngăn chặn những biến chứng do mất răng lâu dài gây ra

Là phương pháp cắm trụ Titanium vào bên trong  xương hàm, rồi lắp mão răng sứ lên trên. Đây là cách phục hình răng giả tối ưu nhất hiện nay. Răng Implant có cấu tạo như 1 chiếc răng thật. Nếu biết cách chăm sóc tốt có thể duy trì cả đời. Tuy nhiên, chi phí trồng răng Implant lại cao hơn các phương pháp khác, đồng thời còn phụ thuộc vào chất lượng xương hàm của bạn, tại vị trí mất răng, có đủ tiêu chuẩn để cấy ghép hay không?

Trường hợp mất răng lâu ngày không được can thiệp điều trị sớm, nguy cơ bị tiêu xương hàm sẽ rất cao. Nếu muốn cấy Implant thì phải ghép thêm xương, mới đảm bảo điều kiện cấy ghép.

4.2. Cầu răng sứ:

Trồng răng khểnh bằng cầu răng sứ bao nhiêu tiền?
Cầu răng sứ là phương pháp trồng lại răng rất phổ biến hiện nay

Đây là phương pháp trồng răng giả được nhiều khách hàng lựa chọn. Do quá trình thực hiện nhanh, chi phí thấp hơn so với ghép răng Implant vừa có thể yên tâm về chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của răng. 

Bắc cầu răng sứ được thực hiện bằng cách: Bác sĩ sẽ mài 2 răng bên cạnh răng đã mất để làm cùi trụ. Sau đó, lấy dấu và làm mão sứ cho cả 2 trụ và răng mất. Sau khi chế tác xong, cầu răng sứ sẽ được gắn vào 2 răng bên cạnh, thân răng giả cũng được gắn vào chỗ trống. Phương pháp bắc cầu răng sứ đòi hỏi ở răng làm trụ phải đủ khỏe đến có thể gánh mão răng giả thay thế răng đã mất. 

4.3. Hàm tháo lắp

Đây là phương pháp phục hình răng mất nhanh chóng, dễ dàng tháo lắp vệ sinh hằng ngày. Hình thức phục hình này thường phổ biến ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, hàm tháo lắp thường gây khó khăn cho người sử dụng trong việc ăn nhai hàng ngày, dễ bị bung ra, độ bền không cao, tính thẩm mỹ kém.

Hàm tháo lắp
Hàm tháo lắp

Mỗi phương pháp trồng răng đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Để biết đâu là giải pháp trồng răng phù hợp với mình. Bạn nên trực tiếp đến phòng khám nha khoa uy tín, để các bác sĩ thăm khám, từ đó tư vấn cho bạn một giải pháp hợp lý nhất.

>>> Răng hàm đảm nhận vai trò chính trong quá trình ăn nhai. Cho nên, khi răng này bị sâu sẽ gây khó khăn khi ăn uống, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Vậy khi răng hàm sâu nặng nên làm gì? Đi tìm câu trả lời với bài viết: “Răng hàm sâu nặng là gì? Răng sâu nặng phải làm sao?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *