Trồng răng sứ là biện pháp giúp khắc phục tình trạng răng đã mất. Trả lại sự tự tin cũng như cảm giác ăn nhai thoải mái cho người bệnh. Việc trồng răng không chỉ cải thiện tính thẩm mỹ mà còn là cách khắc phục những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do tình trạng mất răng lâu ngày gây nên. Tuy cần thiết, nhưng nhiều người vẫn lo ngại không biết trồng răng sứ có đau không? Nếu bạn cũng thắc mắc về vấn đề này có thể tham khảo thông tin với bài viết hôm nay để tìm câu trả lời cho mình nhé!
1. Có nên trồng răng sứ không?
Hiện nay, trồng răng sứ đã không còn xa lạ gì với chúng ta. Và là phương pháp phục hình răng an toàn, hiện đại. Giúp hàm răng đều đẹp và trắng sáng tự nhiên chỉ trong một thời gian ngắn với những ưu điểm vượt trội sau:
1.1. Tính thẩm mỹ cao, như răng thật
Răng sứ được phủ bên ngoài bởi lớp sứ tự nhiên nên nhìn như răng thật. Và tùy từng loại răng sứ khác nhau mà độ tự nhiên cũng sẽ khác nhau như: Răng bọc sứ bằng kim loại, răng bọc sứ bằng Titan, răng bọc sứ bằng kim loại quý, răng toàn sứ,… Với răng bọc toàn sứ khiến người đối diện khó phân biệt giữa răng thật và răng giả.
Răng sứ được phủ sứ kháng màu nên không bị nhiễm màu từ thực phẩm và không bị ố vàng, đen xỉn hay biến đổi màu theo thời gian. Do đó, đây là lý do nhiều người lựa chọn bọc răng sứ thay vì trám răng thông thường.
1.2. Khắc phục khuyết điểm, hồi phục răng đã mất
Bọc răng sứ giúp khắc phục tình trạng bên ngoài của răng như: Gãy, nứt, răng bị biến dạng, răng bị nhiễm màu kháng sinh nghiêm trọng…Ngoài ra, làm răng sứ còn được ứng dụng trong làm cầu răng hay hỗ trợ cấy ghép Implant.
Ngoài ra, bọc răng sứ còn dùng để thay thế cho răng bị mất từ đó giúp khôi phục lại hàm răng đầy đủ với nụ cười tự tin. Vậy bạn đã có thêm thông tin về việc có nên làm răng sứ hay không rồi đúng không nào?
1.3. Độ bền cao, khả năng chịu lực tốt
Thông thường, tùy theo chất liệu lựa chọn bọc răng sứ mà tuổi thọ răng sứ sẽ khác nhau. Nhưng cơ bản răng sứ đều có độ bền cao nên có nên làm răng sứ không thì chắc chắn là có.
Với răng sứ kim loại, tuổi thọ trung bình thường từ 5 – 7 năm và răng toàn sứ có tuổi thọ ít nhất từ 10 – 15 năm. Tuy nhiên, tuổi thọ của răng bọc sứ cũng phụ thuộc vào cách vệ sinh răng miệng, cách ăn uống.
1.4. Cố định trên cung hàm
Nếu răng giả tháo lắp có thể bị thay đổi, trượt lệch khỏi vị trí hoặc miếng trám có thể bị bong tróc thì răng sứ ngược lại. Răng sứ sẽ được gắn cố định trên cùi răng thật nên sẽ không bị xô lệch.
1.5. Giúp phục hồi chức năng ăn nhai
Được cấu tạo hoàn toàn giống răng thật, răng bọc sứ không chỉ đẹp tự nhiên, độ bền cao mà khả năng chịu lực khi ăn nhai còn cao gấp nhiều lần răng thật.
1.6. Giúp cải thiện giọng nói
Âm thanh của giọng nói bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi thiếu răng. Do đó, việc lắp răng sứ sẽ giúp cải thiện giọng nói về tông bình thường. Nhờ đó việc trò chuyện sẽ dễ dàng và tin tin hơn.
1.7. Bảo tồn răng thật và giảm tiêu xương hàm
Không chỉ giúp phục hình lại hình dạng của răng, bọc răng sứ còn giúp ngăn chặn các loại vi khuẩn, các mảng bám và sâu răng tác động lên răng thật.
1.8. Thuận tiện và thoải mái
Khác hoàn toàn với hàm giả tháo lắp, răng bọc sứ giúp phục hình hoàn hảo ôm khít viền nướu, chuẩn khớp cắn và không gây kích ứng nướu răng. Vì vậy có nên bọc răng sứ không thì câu trời lời đương nhiên là có.
1.9. Phù hợp với những trường hợp răng bị hư hỏng nặng
Bọc răng sứ giúp khôi phục bề mặt. Cũng như chức năng của răng bị hư hỏng nặng mà các phương pháp cũ không làm được. Qua đó có thể thấy, răng bọc sứ giúp phục hình cũng như duy trì độ bền chắc, đảm bảo ăn nhai bình thường,… Do đó, tin rằng tới đây bạn đã giải đáp được thắc mắc bọc răng sứ có tốt không.
>>> Xem thêm: Mất răng số 1 và cách khắc phục
2. Trồng răng sứ có đau không?
Đối với những ai chưa từng thẩm mỹ răng, thì thường có tâm lý lo lắng. Cụ thể thường sợ cảm giác đau nhức và ê buốt. Nhưng một số khách hàng đã trồng răng đã chia sẻ rằng: Thực ra, trồng răng sứ là quá trình diễn ra thật sự nhẹ nhàng, an toàn. Và không hề có cảm giác khó chịu hay cộm cấn khi ăn nhai hay vệ sinh răng miệng.
Tuy nhiên, trên thực tế, trồng răng sứ có thể khiến một số khách hàng gặp phải những rắc rối như mão sứ kênh, gây nhức khi ăn nhai, lợi bị viêm nhiễm hoặc sưng tấy. Nhưng những biến chứng này chỉ xảy ra khi bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật.
Vì thế, để đảm bảo quá trình trồng răng sứ diễn ra an toàn, không gây hậu quả nghiêm trọng về sau, thì khi có nhu cầu trồng răng sứ, bạn nên tìm cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín, tin cậy nhất. Để được bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao khám, tư vấn. Và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho trường hợp của mình nhé!
3. Trồng răng sứ có bị hôi miệng không?
Sau khi quá trình bọc răng sứ kết thúc, một số khách hàng than phiền họ cảm thấy không hài lòng về hơi thở của mình. Cụ thể là chúng có mùi hôi khó chịu gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc.
3.1. Nguyên nhân gây hôi miệng
- Đội ngũ bác sĩ chuyên môn có tay nghề kém, không vững vàng trong quá trình thực hiện. Nên không đảm bảo được tính chuẩn xác. Ngoài ra, thao tác chế tạo và sự tính toán lắp đặt mão sứ vào trụ răng không kỹ lưỡng khiến chúng không khớp với nhau, tạo ra khe hở làm cho thức ăn bám sâu vào bên trong lâu ngày gây ra tình trạng hôi miệng.
- Chất liệu làm răng sứ cũng làm ảnh hưởng tới hơi thở của bạn. Thông thường tình trạng này sẽ xảy ra đối với những loại răng sứ có sườn kim loại. Bởi sau một quãng thời gian sử dụng, dưới tác động của axit từ nước bọt hoặc thức ăn đưa vào mỗi ngày, vi khuẩn trong môi trường khoang miệng sẽ tạo ra phản ứng oxy hoá, từ đó gây nên mùi hôi khó chịu.
- Vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách cũng khiến hơi thở có mùi. Bởi trong suốt quá trình hoạt động ăn uống hằng ngày, lượng thức ăn đưa vào cơ thể rất nhiều, và đôi khi chúng sẽ bị giắt lại ở các kẽ răng, chân răng nên nếu không được làm sạch kỹ lưỡng thì sau một khoảng thời gian, những thức ăn này sẽ tự phân huỷ và tạo mùi hôi cho hơi thở.
- Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như bệnh nhân dị ứng với thành phần kim loại có trong răng sứ kim loại và răng sứ Titan, người có vấn đề về đường tiêu hoá hoặc bản thân bệnh nhân đã mắc bệnh hôi miệng từ trước (nguyên nhân này không phải do bọc răng sứ gây ra).
3.2. Cách khắc phục
Nếu như bạn không may vướng phải tình huống này, cách tốt nhất bạn nên đến những nha khoa uy tín để nhận được sự thăm khám và tư vấn để tìm được giải pháp khắc phục hiệu quả.
- Nếu do dị ứng với sườn kim loại của răng sứ thì bác sĩ sẽ tiến hành thay thế răng sứ cũ bằng loại mới với chất liệu tốt hơn, có thể là răng toàn sứ, răng sứ thuỷ tinh hoặc tinh thể.
- Nếu do răng sứ bị hở, mão răng không ôm sát vào trụ răng thì bác sĩ sẽ xem xét lại và điều chỉnh sao cho răng sứ vào đúng khớp. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, dù đã tháo ra lắp lại nhưng vẫn không ôm sát được, thì bác sĩ bắt buộc sẽ làm lại răng sứ mới sao cho khớp đúng với cùi răng, không còn khe hở nữa.
- Nếu do các bệnh lý răng miệng thì bác sĩ sẽ tiến hành tháo răng sứ ra điều trị triệt để các bệnh lý. Sau đó sẽ làm lại răng cho bệnh nhân.
- Nếu do cách chăm sóc răng miệng chưa đúng. Bệnh nhân nên chải răng ít nhất 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm và chải theo chiều dọc. Bên cạnh đó, việc súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng cũng giúp bảo vệ răng sứ tốt hơn. Và đừng quên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau khi ăn và tránh thức ăn bị giắt vào kẽ răng.
Tổng kết
Trồng răng sứ có đau không? Câu trả lời là không nếu thực hiện ở nơi uy tín, bác sĩ thực hiện có chuyên môn trình độ cao. Ngoài ra, để đảm bảo độ bền cũng như tránh phát sinh những bệnh lý, sau khi trồng răng sứ, bạn nên chú ý chăm sóc răng miệng thật sạch và khoa học mỗi ngày. Ngoài việc đánh răng đúng cách nên dùng thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa,… để tăng hiệu quả làm sạch.
>>> Bạn đang muốn làm răng sứ để khắc phục khuyết điểm của mình? Bạn không biết cần thời gian bao lâu để hoàn thành? Có đau không? Hãy tham khảo bài viết: “Quá trình thực hiện trồng răng sứ như thế nào?” để có cho mình câu trả lời nhé!