Răng thưa là tình trạng răng không được khít nhau trên cung hàm. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến việc ăn nhai, nhưng lại gây mất thẩm mỹ, làm người có răng thưa thiếu đi sự tự tin trong giao tiếp. Khi răng bị thưa có nên niềng không? Niềng răng có phải cách tốt nhất không? Nên niềng răng hay sử dụng phương pháp nào khác? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Có nên niềng răng thưa hay không?

Răng thưa là hiện tượng răng bị sai lệch ở mức độ trung bình, răng không được sát khít với nhau, giữa các răng có khoảng trống. Vậy, khi răng bị thưa có nên niềng không, sẽ phụ thuộc vào tùy tình trạng răng miệng của bạn.
Nếu răng chỉ bị thưa ở mức độ nhẹ, nhìn tổng quan các răng có kích thước khá hài hòa, răng nhỏ hơn so với cung hàm, thì có thể sử dụng phương pháp bọc răng sứ hoặc trám răng để cải thiện răng thưa. Nếu răng thưa ở mức độ nặng hơn, bạn nên sử dụng phương pháp niềng răng thì hiệu quả cải thiện răng thưa sẽ hiệu quả hơn. Để biết được điều này, bạn nên đến trực tiếp nha khoa để được kiểm tra cụ thể nhé!
2. Đâu là phương pháp cải thiện răng thưa hiệu quả nhất?
Hiện nay, có 3 phương pháp khắc phục răng thưa phổ biến là: trám răng, niềng răng và bọc sứ cho răng thưa. Cách thực hiện cụ thể ra sao? đâu mới là phương pháp chỉnh răng thưa hiệu quả nhất?
2.1. Trám răng bằng Composite

Trám răng là phương pháp sử dụng vật liệu Composite, có màu sắc giống như màu răng thật để tạo hình lên các cạnh răng, làm kích cỡ của thân răng to hơn răng lúc đầu, che đi khoảng trống làm răng bị thưa.
Đây là phương pháp khắc phục răng thưa bằng cách bù thêm vật liệu trám Composite vào vị trị trống giữa các răng, hoàn toàn không gây xâm lấn đến răng thật. Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất 15 phút là xong một lần trám. Chi phí trám răng cũng rất hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Tuy nhiên, trám răng cũng có một số hạn chế như: Độ bền của miếng dán không cao, dễ bị bong theo thời gian. Vì thế, nếu muốn giữ cho miếng trám được lâu dài, bạn nên hạn chế ăn đồ quá cứng, quá lạnh hoặc quá nóng. Độ thẩm mỹ của miếng dán không cao, có thể đổi màu theo thời gian và dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho trường hợp răng thưa ở mức độ nhẹ, dưới 2mm.
2.2. Bọc răng sứ

Bọc răng cũng là phương pháp chỉnh răng thưa ở mức độ nhẹ, bằng cách: bác sĩ sẽ mài răng thật của bạn theo tỷ lệ nhất định để tạo cùi trụ. Sau đó, tạo mão răng sứ có kích thước to hơn để chụp lên cùi trụ đã được mài trước đó.
Bọc răng sứ mang lại độ thẩm mỹ cao, giống răng thật cả về màu sắc và hình dáng (nhất là dòng răng toàn sứ), nên răng sứ thậm chí còn đẹp hơn răng thật, người đối diện sẽ khó nhận ra là bạn đang mang răng giả.
Bọc sứ cũng không mất nhiều thời gian, chỉ mất khoảng 2 lần hẹn, cách nhau từ 3 đến 4 ngày, là đã hoàn tất một ca bọc sứ.
Phương pháp này có tác dụng khắc phục răng thưa, tạo hình giúp răng đẹp, trắng sáng và đều đặn hơn. Trường hợp răng xỉn màu, vàng ố. hay răng không được đẹp, thì bọc răng sứ có thể chỉnh độ đều khít cho răng, vừa chỉnh được kích cỡ răng thật. Vì thế, nếu răng bị mẻ, xấu đều có thể khắc phục được bằng cách này.
Tuy nhiên, bọc sứ cũng còn tồn tại một số nhược điểm như: khi bọc răng, phải mài đến 50% răng thật để tạo cùi răng trụ. răng thưa càng nhiều thì lượng răng cần mài càng lớn.
Chi phí bọc răng sứ cũng nhiều hơn trám răng rất nhiều (nếu bạn phải phục hình nhiều răng). Vì thế, nếu khả năng kinh tế ở mức trung bình, răng thưa ít, thưa răng cửa, thì bạn mới nên tính đến giải pháp bọc sứ.
Bọc sứ chỉ thích hợp với tình trạng răng thưa nhẹ, không khấp khểnh quá nhiều, khớp cắn đã chuẩn.
2.3. Niềng răng chỉnh thưa

Đây là phương pháp tạo lực kéo, để tác động lên răng, đưa răng về vị trí mong muốn trên cung hàm, nên hoàn toàn có thể áp dụng cho các trường hợp răng thưa như: thưa 2 răng cửa, thưa nhiều răng, thưa răng cả hàm.
Niềng răng được đánh giá là phương pháp an toàn, không xâm lấn răng và cho hiệu quả ổn định, nên nó trở thành lựa chọn của nhiều khách hàng răng thưa vì chỉ tạo lực kéo để di chuyển, giúp răng sát khít với nhau mà không gây tổn thương men răng, mô răng. Đây là cách bảo tồn răng thật tối đa nhất.
Sau niềng chỉnh răng thưa, hàm răng sẽ thẳng hàng và đạt độ khít tối đa. Đồng thời, khớp cắn được chỉnh đến độ chuẩn. Lựa chọn niềng răng chỉnh thưa, bạn vừa chỉnh sửa được răng thưa, vừa điều khớp cắn, cải thiện và tạo hiệu quả tốt cho việc ăn nhai.
Thời gian niềng răng thưa mất bao lâu, còn tùy thuộc vào tình trạng thưa ở mức độ nặng hay nhẹ, cấu trúc xương hàm của từng người, loại mắc cài mà bạn chọn…mà thời gian niềng răng có thể kéo dài từ 18 – 30 tháng.
Những bệnh nhân có răng thưa thường băn khoăn: răng thưa có niềng được không? Trên thực tế, nhiều trường hợp răng thưa, khấp khểnh, lệch lạc… đã được chữa khỏi hoàn toàn bằng cách niềng răng. Vì thế,bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi niềng răng để chỉnh răng thưa.
Nếu đang có nhu cầu chỉnh răng thưa, bạn nên trực tiếp đến phòng khám nha khoa uy tín, để được bác sĩ thăm khám và xác định cụ thể tình trạng thưa của bạn để đưa ra phương pháp điều trị răng thưa hiệu quả nhé!
>>> Xem thêm: Răng cửa bị thưa phải làm sao và cách khắc phục hiệu quả nhất?