Nha khoa Sài Gòn ST

CÔNG TY TNHH NHA KHOA SÀI GÒN S.T Mở cửa : Thứ 2 – chủ nhật: 7h30 – 20H

EMAIL

cskh.nhakhoasaigonst @gmail.com

GỌI NGAY

0908 522 566

ĐẶT LỊCH

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN

EMAIL

cskh.nhakhoasaigonst@gmail.com

GỌI NGAY

0969 077 522

Mẻ răng hàm là gì? Nguyên nhân và tác hại khi mẻ răng hàm?

Mẻ răng hàm là gì? Nguyên nhân và tác hại khi mẻ răng hàm?

Mẻ răng hàm không phải là tình trạng hiếm gặp vì bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ mẻ răng. Mẻ răng tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng có thể gây kích ứng cho lưỡi và nướu nếu bạn không điều trị kịp thời. Nguyên nhân mẻ răng do đâu? Cách khắc phục như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Nguyên nhân gây mẻ răng

Răng tuy cứng và chắc khỏe, song vẫn có thể bị mẻ, gãy, vỡ bởi nhiều lý do khác nhau:

  • Răng là cấu trúc cứng nhất trong cơ thể nhưng nếu gặp phải những tác động mạnh như va chạm, tai nạn thì răng vẫn có thể bị mẻ, vỡ, gãy, thậm chí là mất răng.
  • Sâu răng khiến cấu trúc răng bị tổn thương, răng bị tiêu hủy dần từ men răng, rồi lan dần xuống ngà và tủy răng, làm cho cấu trúc răng yếu đi, dễ bị mẻ, vỡ khi gặp tác động từ bên ngoài.
Răng tuy cứng và chắc khỏe, song vẫn có thể bị mẻ, gãy, vỡ bởi nhiều lý do khác nhau
Răng tuy cứng và chắc khỏe, song vẫn có thể bị mẻ, gãy, vỡ bởi nhiều lý do khác nhau
  • Những thói quen tưởng vô hại hàng ngày như: dùng răng cắn vật cứng, mở nắp chai, chải răng quá mạnh… cũng là nguyên nhân dẫn đến mẻ răng.
  • Khi cơ thể thiếu hụt canxi, flour và các khoáng chất cần thiết khác trong giai đoạn mọc và thay răng cũng làm cho cấu trúc răng yếu hơn bình thường, dễ sứt mẻ khi gặp tác động lực quá mạnh từ bên ngoài.
  • Nghiến răng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẻ răng mà chúng ta không tự nhận thức được. Nghiến răng ở mức độ nặng còn gây mòn răng, mẻ răng hoặc là căng cơ hàm. Vì thế, nếu gặp phải tình trạng nghiến răng, bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.

2. Răng hàm mẻ ảnh hưởng như nào tới cuộc sống của bạn?

Răng mẻ tưởng đơn giản, không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn,  nhưng lại gây ra rất nhiều những hậu quả kèm theo:

  • Răng hàm ở vị trí trong cùng nên bạn chưa thấy nhiều ảnh hưởng về thẩm mỹ. Nhưng nếu không chữa trị, bạn có thể mắc các bệnh lý răng miệng vì nếu thức ăn bị giắt vào và không được làm sạch kỹ lưỡng.
  • Với trường hợp mẻ răng lộ tủy thì sẽ gây hiện tượng ê buốt. Khi đó, bạn luôn cảm thấy buốt răng mỗi khi thay đổi thời tiết, môi trường hay tiếp xúc với đồ ăn nóng, lạnh. Bạn cũng có thể đau nhiều về ban đêm, có khi gặp phải những cơn đau dữ dội.
Răng hàm mẻ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn
Răng hàm mẻ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn
  • Răng bị mẻ làm vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng, viêm nướu, chảy máu chân răng, hôi miệng, … gây tổn thương đến mô mềm trong khoang miệng.
  • Mẻ răng hàm sẽ tạo ra các gờ nhọn và sắc nếu chẳng may đá lưỡi hoặc nhai vào má có thể gây chảy máu hoặc viêm loét miệng.
  • Mẻ răng hàm làm giảm chức năng ăn nhai. Khi thức ăn không được nghiền nát sẽ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như: đau dạ dày, đại tràng, … ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn
  • Người bị mẻ răng khó phát âm như :âm hơi, âm gió như: x, s, tr, ch, ph,… đặc biệt là trong việc học tiếng Anh.
  • Theo nhân tướng học, người bị mẻ răng sẽ gặp nhiều chuyện gở, báo trước điềm mất của cải, tiền bạc, sức khỏe giảm sút và gặp phải vận hạn trong tương lai.

3. Khi bị mẻ răng nên xử lý như thế nào?

Khi răng mẻ sẽ gây ê buốt, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của bạn. Vì thế, khi bị mẻ răng cần tìm cách khắc phục triệt để, tránh ảnh hưởng về sau.

Không giống như các bộ phận khác trong cơ thể người, răng không thể tự phục hồi mà cần phải có sự can thiệp của kỹ thuật điều trị chuyên khoa.

Hiện nay, có nhiều cách xử lý răng sứt mẻ nhưng quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và đảm bảo hiệu quả.

Bạn có thể tham khảo một số giải pháp giúp khắc phục tình trạng sứt, mẻ răng dưới đây

3.1. Trám răng mẻ, vỡ

Trám răng mẻ, vỡ
Trám răng mẻ, vỡ

Đây là kỹ thuật nha khoa đơn giản mà không mất nhiều thời gian. Bạn chỉ cần đến phòng khám một lần để bác sĩ thăm khám và trám kín khoảng trống trên bề mặt răng bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng.

Vật liệu trám răng được ưa chuộng nhất hiện nay là Composite, có màu sắc gần giống với màu men răng tự nhiên.

3.2. Bọc răng sứ cho răng bị mẻ, vỡ

Bọc răng sứ cho răng bị mẻ, vỡ
Bọc răng sứ cho răng bị mẻ, vỡ

Bọc răng sứ là phương pháp làm mão răng bám chắc vào bề mặt răng, giúp răng không bị cong vênh, cộm cấn khi ăn nhai.

Bác sĩ sẽ mài lớp răng bên ngoài răng cần bọc sứ để tạo cùi trụ. Sau đó, mão răng sứ sẽ được gắn lên trên các cùi trụ này bằng chất gắn chuyên dụng.

Bọc răng sứ không chỉ khắc phục khiếm khuyết của răng như mẻ, gãy, vỡ, nhiễm màu kháng sinh… mà còn thực hiện vì mục đích thẩm mỹ răng cho bạn, giúp các răng được đều và trắng sáng hơn.

 

Nếu gặp phải trường hợp răng hàm bị mẻ, bạn nên trực tiếp đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ trực tiếp khám, tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với trường hợp răng của bạn nhé!

>>> Xem thêm: Bị mẻ răng có sao không? Có ảnh hưởng gì không?

0/5 (0 Reviews)

Leave A Comment