Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì?

Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì?

Hôi miệng là tình trạng phổ biến, gần như bạn có thể bắt gặp ít nhất 1 hay 2 người mắc phải chứng hôi miệng, thậm chí chính bản thân bị hôi miệng mà cũng không biết. Hôi miệng là bệnh không quá nghiêm trọng nhưng có thể là dáu hiệu của một số bệnh nguy hiểm.

1. Những nguyên nhân gây hôi miệng

Nguyên nhân gây hôi miệng
Hôi miệng là chứng bệnh phổ biến từ trẻ em đến người già

 

Hôi miệng bắt nguồn từ sự phân huỷ protein của các vi sinh vật, thức ăn ở miệng, dẫn đến sự bay hơi gốc Sulfur gây ra mùi khó chịu. Ngoài ra, hôi miệng còn do những nguyên nhân sau:

Hôi miệng do nhiễm trùng, chảy máu ở nướu răng  và do vi khuẩn từ mảng bám vôi răng gây ra.

Sâu răng tạo lỗ hổng cho vi khuẩn trú ẩn và phát triển cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.

Khi lưỡi bị viêm cũng làm cho mảnh vụn thức ăn dễ dính lại, tạo môi trường thuận lợi cho những vi khuẩn phân hủy protein tạo ra mùi hôi.

Ngoài nguyên nhân do răng miệng như: vệ sinh răng miệng chưa tốt, lưỡi không sạch, viêm nha chu, khô miệng, nhiễm trùng, … thì hôi miệng còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như:

1.1. Hôi miệng do viêm xoang

Nếu hơi thở có mùi, đồng thời xuất hiện triệu chứng: đau đầu, nghẹt mũi, dịch mủ trong miệng chảy xuống thì có thể bạn đã bị hôi miệng do viêm xoang. Trong trường hợp này, muốn chữa bệnh hôi miệng bạn phải chữa dứt điểm bệnh viêm xoang. Sau khi khỏi viêm xoang thì hôi miệng sẽ tự hết.

1.2. Hôi miệng do nhiễm trùng đường tiêu hóa

Khi ợ hơi, bạn có cảm thấy có mùi hôi từ dạ dày lên thực quản và mùi khó chịu từ miệng thoát ra là do ảnh hưởng của những bệnh liên quan đến dạ dày như: trào ngược dạ dày, hẹp khoang miệng…

Trường hợp bạn bị ợ nóng, bụng bị đau quặn bên trái, ăn đồ cay nóng thì đau bụng và hôi miệng thì có thể dạ dày của bạn đang gặp vấn đề và gây hôi miệng

Trong thời gian mang thai, người mẹ mà bị hôi miệng thì khả năng sẽ bị sinh non hoặc em bé sinh ra sẽ có cân nặng thấp. Vì thế, phụ nữ trước khi mang thai nên kiểm tra sức khỏe răng miệng và có chế độ vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong thời gian mang thai.

Hơi thở có mùi hôi còn do khí phát sinh trong cơ thể là khi mắc các bệnh về thận, gan, tiểu đường, tim mạch…Đây cũng là một trong số các triệu chứng mà bạn cần đề phòng.

2. Điều trị hôi miệng như thế nào?

Việc điều trị hôi miệng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh
Việc điều trị hôi miệng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Phần lớn nguyên nhân gây hôi miệng xuất phát từ các bệnh lý trong khoang miệng gây ra nên nếu muốn chữa hôi miệng, bạn chỉ cần điều trị hết những bệnh lý răng miệng này là bệnh hôi miệng cũng sẽ tự hết.

Nếu bị sâu răng, bạn nên đến phòng khám nha khoa để vệ sinh vị trí răng sâu rồi trám lại bằng vật liệu nha khoa phù hợp để hạn chế hôi miệng.

Khi bị viêm nhiễm vùng nướu hay chân răng, bác sĩ sẽ hỗ trợ vệ sinh và cạo vôi răng, sử dụng thuốc kháng sinh để loại trừ vi khuẩn. Nếu tình trạng viêm nhiễm quá nặng, có thể bác sĩ sẽ chỉ đạo cắt bỏ để tránh lây lan.

Để hỗ trợ điều trị hôi miệng, bạn cần có chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng khoa học để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng viêm nướu, sâu răng tái phát.

Một số ít người bị hôi miệng là biểu hiện của các bệnh lý trong cơ thể. Trường hợp này cần tiến hành điều trị triệt để thì bệnh hôi miệng mới chấm dứt.

Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bạn cần có chế độ ăn uống bổ xung đầy đủ vitamin và khoáng chất, điều này cũng hạn chế nguy cơ hôi miệng.

 

Tìm hiểu để biết được nguyên nhân hôi miệng và cách chữa trị là yếu tố quan trọng để những người bị hôi miệng lấy lại sự tự tin trong giao tiếp. Ngoài việc chăm sóc răng miệng cẩn thận và kỹ lưỡng, bạn cũng nên chủ động đi khám răng định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng và có cách khắc phục, chữa trị kịp thời nếu răng miệng gặp vấn đề.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách trị hôi miệng dân gian tại nhà hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *