Mẻ răng là vấn đề răng miệng thường gặp, vừa gây mất thẩm mỹ, lại ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai vì gây ê buốt. Mẻ răng cũng là nguyên nhân gây viêm tủy răng, hoại tử tủy răng, trường hợp nặng hơn còn có thể gây mất răng. Vậy, răng bị mẻ có ảnh hưởng gì không? ảnh hưởng như thế nào?
1. Tại sao răng bị mẻ?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng răng bị sứt mẻ, nhưng chủ yếu do có tác động mạnh vào răng:
- Bị chấn thương do va đập bên ngoài, gây cảm giác đau nhức kèm theo ê buốt khó chịu.
Cắn phải những vật cứng như nắp chai, đũa, đá,… - Có bệnh lý về răng miệng trước đó
- Cơ thể thiếu khoáng chất: Răng bị thiếu canxi, flour, khoáng chất dễ có nguy cơ cao bị vỡ, mẻ răng hơn khi nhai.
- Bị sâu răng dẫn đến răng bị mẻ, vỡ răng, gây cảm giác nhức buốt, khó chịu
- Ăn nhiều đồ ngọt có hàm lượng đường cao, ăn thực phẩm chứa thành phần axit nhiều như cam, bưởi, chanh, nước ngọt có gas,… làm bào mòn, gây hại dễ bị mẻ răng.
- Nghiến răng: Khi nghiến răng, 2 hàm răng siết chặt và mạnh sẽ làm men răng bị mòn, răng yếu hơn. Ăn nhiều đồ ngọt có hàm lượng đường cao, ăn thực phẩm chứa thành phần axit nhiều như cam, bưởi, chanh, nước ngọt có gas,… làm bào mòn, gây hại dễ bị mẻ răng.
2. Bị mẻ răng có sao không?
Khi bị mẻ, vỡ răng, bạn nên đến trực tiếp nha khoa để được can thiệp điều trị kịp thời, hậu quả sẽ càng nghiêm trọng và cản trở quá trình điều trị về sau nếu bạn để tình trạng diễn tiến nặng hơn theo thời gian.
- Vấn đề đầu tiên mà bệnh nhân gặp phải chính là ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và quá trình ăn nhai hàng ngày.
- Răng có cấu tạo gồm 3 lớp: men răng, ngà răng, tủy răng. Men răng là lớp ngoài cùng, có tác dụng bảo vệ tủy và ngà răng bên trong. Khi răng bị vỡ, mẻ,…sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Làm lớp răng bên trong như: ngà răng, tủy răng bị lộ ra ngoài, khiến răng bị ê buốt khi tiếp xúc với đồ ăn, nhất là đồ ăn và đồ uống quá lạnh hoặc quá chua,…
- Khi bị mẻ răng, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công vào cấu trúc răng. Răng yếu dần đi, sẽ dễ mắc phải các bệnh lý về răng miệng như: viêm tủy răng, sâu răng, viêm nha chu…
- Mặt răng bị mẻ, cạnh răng sẽ nhọn hơn, bạn sẽ cảm thấy hơi cộm trong miệng, nếu không cẩn thận sẽ làm tổn thương lưỡi. Vì thế, nếu bị mẻ răng, ngay cả khi không thấy đau, chúng ta cũng nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm cách phục hồi lại bằng biện pháp nha khoa thích hợp.
3. Điều trị răng mẻ như thế nào?
Để khắc phục tình trạng mẻ răng, bạn cần xác định được: nguyên nhân nào làm răng bị mẻ, mức độ tổn thương khi mẻ răng, tình trạng tủy sống, tình trạng răng kế cận, răng đối diện, tiền sử các bệnh lý về răng…và các yếu tố khác…để áp dụng phương pháp phục hình răng mẻ phù hợp.
Nếu răng mẻ ở mức độ nhẹ, miếng răng mất đi không quá lớn, không bị ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe răng miệng, thì chỉ cần trám lại hình dáng cho răng là có thể đảm bảo chức năng răng lại như cũ. Nếu răng bị vỡ, mẻ quá lớn, răng không còn tủy, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên bọc răng sứ, để phục hình lại hình dáng răng.
4. Chăm sóc răng mẻ
Nếu bạn bị mẻ răng mà chưa có thời gian hoặc điều kiện đến phòng khám để phục hình lại, thì nên lưu ý những vấn đề sau, để bảo vệ răng khỏi những biến chứng và sự phát triển và tấn công bởi vi khuẩn.
- Ưu tiên dùng thức ăn mềm cho đến khi răng bị mẻ được xử lý
- Không nên ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, để tránh bị buốt răng. Vì răng mẻ rất nhạy cảm với nhiệt độ.
- Khi răng mẻ, nên súc miệng bằng nước muối sau khi ăn, để sát khuẩn và chống viêm.
- Trong quá trình ăn nhai, để tránh bị tổn thương, bạn nên nhai bên hàm bên cạnh.
- Nếu răng mẻ quá nặng, gây đau đớn, thì có thể sử dụng thuốc giảm đau để hạn chế cơn đau nhức trong thời gian chờ đến gặp bác sĩ.
- Hạn chế đồ ăn có nhiều axit để hạn chế lượng axit bị bám lại trên răng, gây ảnh hưởng đến men răng và sức khỏe răng miệng.
5. Cách phòng ngừa răng bị mẻ
Việc phòng ngừa răng mẻ không quá khó khăn, bạn chỉ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không dùng răng trực tiếp để mở các vật cứng như nắp chai, hộp.
- Mang máng bảo vệ khi tham gia thể thao.
- Mang máng nhai dành cho nghiến răng ban đêm.
- Điều trị kịp thời các tình trạng sâu răng, phục hồi sớm các răng sâu nặng bằng phương pháp bọc răng sứ.
- Chú ý khi thực hiện các hoạt động gây chấn thương hàm mặt.
- Hạn chế ăn vặt giữa các bữa ăn. Ăn rau sống hoặc các loại hạt là những món ăn nhẹ tốt để giữ sạch răng.
- Uống soda qua ống hút để răng tránh tiếp xúc với axit.
- Nhai kẹo cao su không đường sau khi ăn uống để trung hòa axit gây hại trong miệng.
Chính vì những tác hại khôn lường mà răng mẻ gây ra, bạn nên thu xếp công việc, thời gian…để đến trực tiếp phòng khám nha khoa để được thăm khám và can thiệp điều trị càng sớm càng tốt nhé. Tùy vào từng tình trạng vết mẻ nhỏ hay lớn mà bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
>>> Xem thêm: Răng cửa bị mẻ – nên trám hay bọc sứ?