Hậu quả đầu tiên phải kể đến khi mất răng cửa chính là ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.Sau khi thăm khám và đưa ra phương pháp phục hình phù hợp sẽ cần tối thiểu 2 buổi hẹn. Cho nên, việc trồng lại răng đã mất là điều vô cùng cần thiết. Vậy làm sao để trồng răng cửa mất bao lâu? Cùng tìm hiểu với bài viết hôm nay bạn nhé!
1. Răng cửa là gì?
Răng cửa là những chiếc răng rộng, phẳng, có cạnh hẹp. Vị trí nằm ở chính giữa của cung hàm thẳng với nhân trung và sống mũi của con người. Một người bao gồm 8 răng cửa (4 răng cửa hàm trên và 4 răng cửa hàm dưới). Thông thường, răng cửa sẽ được xếp thẳng hàng và ngay ngắn để tạo thành cung hàm tròn đẹp. Trong đó, răng cửa chính giữa hàm trên sẽ to hơn các răng cửa bên một chút.
2. Chức năng của răng cửa?
Như những chiếc răng khác trong hàm thì răng cửa cũng có các chức năng gồm:
Chức năng ăn nhai: Chức năng chính của răng cửa là cắn và chia cắt nhỏ thức ăn thành từng mảnh nhỏ. Nhờ đó quá trình nhai, nghiền thức ăn diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Trong hầu hết các trường hợp có sự khiếm khuyết về hình thái của răng cửa, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến khớp cắn như: mẻ răng, gãy, vỡ, răng mọc chìa ra ngoài hay quặp vào trong, mất răng,… cũng ít nhiều đều ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm.
Chức năng thẩm mỹ: Răng cửa là các răng nằm ở phía trước, ngoài của hàm răng và sẽ lộ ra khi bạn cười nói. Do vậy, có ảnh hưởng tới nhiều tới thẩm mỹ. Người khác rất dễ phát hiện các vấn đề ở răng cửa khiến bạn cảm thấy ngại khi nói chuyện. Có nhiều người vì gặp vấn đề ở răng cửa mà không dám cười, luôn cảm giác tự ti.
Chức năng phát âm: Nếu một người bị mất răng cửa có thể làm cho họ không thể phát âm tròn, rõ ràng một số từ hoặc âm. Điều này là do sự giảm tương quan giữa các thành phần răng, môi và lưỡi. Ngoài ra, khi phát âm một số âm trong tiếng việt hay tiếng anh đòi hỏi sự tiếp xúc giữa lưỡi và răng cửa mới có thể phát âm chuẩn.
3. Các phương pháp trồng răng cửa
Đứng trước nhiều sự lựa chọn phương pháp trồng răng cửa hiện nay, bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau để so sánh:
3.1. Trồng răng cửa Implant
Đây là giải pháp cắm trụ bằng Titanium, có hình dáng như chân răng tự nhiên, đường kính 3.5 – 6mm, dài 10 – 15mm được đặt cố định vào xương hàm ở vị trí mất răng. Trụ Implant có chức năng như chân răng thật, giúp phục hồi răng đã mất cả về hình thức và chức năng của răng.
Trụ Implant có thể tồn tại cố định, lâu dài trong xương hàm mà không gây ra bất kỳ tác động nào đến xương hay sức khỏe của khách hàng. Đây cũng là lý do khiến nhiều người lựa chọn cấy ghép Implant khi bị mất răng cửa.
Trồng răng Implant có ưu điểm là tồn tại rất lâu theo thời gian. Còn chức năng hoàn toàn giống như răng thật, thích hợp cả với trồng răng cửa hàm trên và trồng răng cửa hàm dưới. Vật liệu của Implant an toàn, lành tính và không gây hại đến cơ thể. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ, phục hồi tốt nhất cho chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và phát âm như răng thật. Đây là phương pháp trồng răng duy nhất hiện nay có thể giảm tiêu xương tại vị trí răng đã mất.
3.2. Bắc cầu răng sứ cho răng cửa
Để thực hiện cầu răng sứ cho răng cửa, bác sĩ sẽ mài nhỏ 2 răng thật kế cận răng cửa đã mất để bọc mão làm trụ cầu. Cầu răng sứ đảm bảo chức năng ăn nhai như răng thật. Răng sứ sẽ được lựa chọn màu chuẩn màu với men răng thật, mỗi cầu răng gồm 2 mão răng sứ, gắn vào 2 cùi răng trụ và răng giả nằm ở giữa 2 mão này. Cầu răng sứ được thực hiện nhanh chóng, an toàn với cơ thể. Có thẩm mỹ cao, thời gian sử dụng tương đối lâu dài và chi phí không quá cao như cấy ghép Implant.
Tuy nhiên, giải pháp này vẫn có một số nhược điểm là đòi hỏi răng thật kế cận phải khỏe mạnh. Và phương pháp phục hình này chỉ là tạm thời. Về lâu dài, nó không có khả năng ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm.
3.3. Làm hàm tháo lắp cho răng cửa
Phương pháp trồng răng giả tháo lắp cho răng cửa sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng răng giả gắn lên trên nền hàm và khung bằng kim loại hoặc nhựa dẻo để thay thế răng cửa đã mất.
Ưu điểm của phương pháp này là chi phí trồng răng thấp nhất trong 3 giải pháp. Ngoài ra, trồng răng hàm bằng hàm giả tháo lắp sẽ dễ dàng vệ sinh hơn vì có thể tháo ra dễ dàng. Tuy nhiên, nó dễ bị sứt hoặc rơi ra. Và chúng chỉ tạm thời che đi vị trí răng đã mất chứ không có tác dụng ăn nhai. Vì thế, đối với vị trí răng cửa, gần như rất ít khách hàng lựa chọn phương pháp này.
4. Trồng răng cửa có đau không?
Việc có nhiều người lo lắng trồng răng cửa có đau không là một điều dễ hiểu. Bất kỳ một tác động nhỏ nào trên răng cũng đủ khiến bạn cảm thấy đau nhức và khó chịu. Và khi trồng răng cửa, chắc chắn bác sĩ sẽ có những tác động nhất định lên răng, và nướu tùy thuộc vào từng phương pháp thực hiện.
Tuy nhiên, răng cửa vốn là chiếc răng dễ phục hình. Bởi chúng ở ngay bên ngoài, không hề bị che chắn bởi những chiếc răng khác. Điều này giúp bác sĩ có thể thực hiện thao tác dễ dàng, nhanh chóng và chuẩn xác. Và bác sĩ không phải tác động nhiều tới các bộ phận ở xung quanh. Bên cạnh đó, bạn còn được gây tê khi điều trị và uống thuốc kháng viêm, sưng sau phục hình. Vì thế, bạn gần như không hề cảm thấy đau đớn hay khó chịu trong thời gian thực hiện.
Dù vậy, bạn vẫn cần thận trọng khi lựa chọn một nha khoa để trồng răng cửa. Bạn cần chọn một nơi có dịch vụ tốt với quy trình an toàn, có sự tiến hành của bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Thì cảm giác đau đớn mới được giảm xuống mức tối thiểu như mong muốn của bạn.
5. Trồng răng cửa mất bao lâu?
Để thực hiện phương pháp trồng răng cho trường hợp mất răng cửa. Sau khi thăm khám và đưa ra phương pháp phục hình phù hợp sẽ cần tối thiểu 2 buổi hẹn. Lần hẹn thứ nhất, là để mài chỉnh răng và lấy dấu răng. Lần hẹn thứ hai là để gắn răng giả lên nướu, có thể mài chỉnh chút ít nếu có vướng cộm hay sai lệch nhẹ. Thời gian cho 2 buổi hẹn cách nhau khoảng từ 2 – 3 ngày. Đối với trường hợp mất nhiều răng, thì thời gian sẽ dài hơn một chút nhưng cũng không quá 5 ngày.
Tóm lại, việc trồng răng cửa mất bao lâu còn phải tùy thuộc vào từng tình trạng của mỗi người. Vừa rồi là những phương pháp được đưa vào áp dụng khi trồng răng cửa hiện nay. Nếu bị mất răng cửa và đang muốn nhanh chóng phục hình lại chiếc răng đã mất, bạn hãy đến trực tiếp phòng khám nha khoa uy tín, để được thăm khám và tư vấn phương pháp trồng răng cửa phù hợp với bạn nhé!
>>> Trước khi trồng răng, bệnh nhân cần chuẩn bị đầy đủ và chu đáo vấn đề chi phí. Nếu bạn đang lăn tăn và không biết đâu là mức giá phù hợp thì có thể tham khảo bài viết: Chi phí trồng răng hàm trên dưới giá bao nhiêu tiền?