Răng toàn sứ là gì? Ưu nhược điểm của răng toàn sứ là gì?

Răng toàn sứ là gì? Ưu nhược điểm của răng toàn sứ là gì?

Mặc dù Răng sứ kim loại có giá thành thấp và chất lượng tương đối nhưng để nâng cao tính thẩm mỹ, chất lượng và tuổi thọ thì bạn nên chọn Răng toàn sứ. Vậy Răng toàn sứ là gì? Răng toàn sứ có mấy loại? Răng toàn sứ giá bao nhiêu? Cùng đi tìm lời giải đáp cho những vướng mắc với bài viết sau nhé!

1. Răng sứ toàn sứ là gì?

Răng sứ toàn sứ là gì?
Răng sứ toàn sứ là loại răng có cấu tạo bên trong và lớp men bên ngoài hoàn toàn được làm bằng sứ

Răng toàn sứ là loại răng có cấu tạo bên trong và lớp men bên ngoài hoàn toàn được làm bằng sứ. Hiện nay, răng toàn sứ được sản xuất từ phần mềm CAD/CAM với độ chính xác cao đảm bảo ngoại hình răng chân thật. Răng toàn sứ có màu sắc tự nhiên giống với răng thật, có tính chịu lực tốt, độ bền cao, không gây dị ứng, tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, còn tùy vào chất liệu mà răng toàn sứ có độ bền, màu sắc và giá cả khác nhau.

Răng toàn sứ giúp khắc phục những khuyết điểm, tổn thương trên răng như răng xỉn màu không thể tẩy trắng, răng thưa, răng vỡ, sứt mẻ, răng gãy,… Răng sứ còn được áp dụng cho những trường hợp răng hàm nhỏ, răng hàm lớn bị tổn thương nặng nề để khôi phục chức năng ăn nhai bình thường.

2. Ưu và nhược điểm của Răng sứ toàn phần?

Loại răng sứ này hiện nay rất được ưa chuộng trên toàn thế giới đồng thời nhận được lời đánh giá cao từ các chuyên gia. Răng toàn sứ hoàn toàn có thể giúp bạn lấy lại sự tự tin với những ưu điểm vượt trội.

Răng toàn sứ rất được ưa chuộng trên toàn thế giới
Răng toàn sứ rất được ưa chuộng trên toàn thế giới

2.1. Ưu điểm của Răng sứ toàn sứ

  • Độ thẩm mỹ cao, sử dụng trong thời gian dài mà không sợ bị đen viền nướu
  • Màu sắc tự nhiên như răng thật, không bị đổi màu dưới tác động của môi trường khoang miệng
  • Tính tương tác sinh học cao, lành tính, không gây hại hoặc kích ứng đối với các mô nướu
  • Răng toàn sứ chịu nhiệt tốt có thể bảo vệ phần răng thật khỏi đồ ăn quá lạnh, quá nóng, giảm tình trạng ê buốt, nhạy cảm
  • Chất lượng phục hình cao, nếu chăm sóc tốt có thể duy trì đến 20 năm hoặc lâu hơn. Răng toàn sứ mang đến vẻ đẹp tự nhiên dài lâu cho hàm răng của bạn.

2.2. Nhược điểm của Răng toàn sứ

  • Bên cạnh những ưu điểm trên, khi sử dụng Răng toàn sứ để phục hình răng thì răng gốc của bạn vẫn bị mài một tỷ lệ nhất định. Điều này khiến nhiều người lo ngại vì sợ ảnh hưởng đến răng gốc. 
  • So với Răng sứ kim loại, phí chi trả cho răng toàn sứ không phải nhỏ. Điều này khiến số lượng người thực hiện bị hạn chế.

3. Răng toàn sứ có mấy loại? 

Trên thị trường hiện nay, Răng toàn sứ cũng được chia ra nhiều loại có nguồn gốc khác nhau. Cùng với đó, mỗi loại cũng tồn tại những đặc điểm khác nhau và có sự chênh lệch về chi phí. Sau đây là một số loại Răng toàn sứ phổ biến:

3.1. Răng sứ Venus

Răng sứ Venus có nguồn gốc từ Đức và Mỹ
Răng sứ Venus có nguồn gốc từ Đức và Mỹ

Răng sứ Venus có nguồn gốc từ Đức và Mỹ, được sản xuất từ công nghệ CAD/CAM hiện đại, có màu sáng hơi ngà vàng, trọng lượng nhẹ, lành tính và độ tương thích sinh học cao.

Loại răng này từng là lựa chọn hàng đầu của người làm răng sứ nhưng đến hiện nay thì đã hạ nhiệt xu hướng không còn phổ biến như trước nữa. Để đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Răng sứ venus là gì? tại sao răng này không còn được ưa chuộng

3.2. Răng sứ Cercon HT

Răng sứ Cercon HT
Răng sứ Cercon HT có 2 loại cơ bản là răng sứ Cercon Zirconia và răng sứ Cercon HT

Loại răng này có cấu tạo gồm 2 lớp: bên trong là phần sườn được làm bằng chất Zirconium Dioxit dày 0,5mm giúp đảm bảo độ bền của răng và hạn chế việc mài răng thật. Bên ngoài là sứ Ceram Kiss để tạo màu sắc tự nhiên và độ cứng hoàn hảo. Răng sứ Cercon HT được sản xuất trên phần mềm CAD/CAM – công nghệ chế tác răng sứ tiên tiến nhất hiện nay. Đặc điểm của loại răng này có màu trắng trong tự nhiên vì được nung ở nhiệt độ cao.

Răng sứ Cercon có 2 loại cơ bản là răng sứ Cercon Zirconia và răng sứ Cercon HT. Để so sánh về đặc điểm của 2 chất liệu này, bạn có thể thêm tham khảo thông tin tại: Răng sứ cercon là gì? Có mấy loại?

3.3. Răng sứ Ceramill

Răng sứ Ceramill có cấu tạo bên trong là Zirconia, bên ngoài là lớp sứ Ceramill Kiss
Răng sứ Ceramill có cấu tạo bên trong là Zirconia, bên ngoài là lớp sứ Ceramill Kiss

Răng sứ Ceramill có cấu tạo bên trong là Zirconia, bên ngoài là lớp sứ Ceramill Kiss – Loại khoáng sản quý được nghiên cứu và sử dụng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Độ mỏng của loại răng sứ này chỉ khoảng 0,25mm. Vì vậy cũng không cần phải mài nhiều mô răng mà vẫn đảm bảo độ bền chắc của răng sau khi thực hiện.

3.4. Răng sứ Nacera

Răng sứ Nacera
Răng sứ Nacera

Đây là loại răng sứ đặc biệt có độ bền và khả năng chịu lực rất tốt, trên 1400 Mpa, chắc chắn gấp nhiều lần so với răng thật. Răng sứ Nacera được làm từ phôi sứ thuần khiết, khung sườn được làm bằng sứ Zirconia.

3.5. Răng sứ HT Smile

Răng sứ HT Smile
Răng sứ HT Smile

Răng sứ HT Smile được chế tác từ chất liệu sứ lành tính, có tính cách nhiệt tốt giúp răng thật không bị kích thích bởi những đồ ăn lạnh, không bị nhạy cảm gây khó chịu. Bên cạnh đó, loại răng này còn không bị Oxy hóa theo thời gian dù chịu sự tác động của các loại axit trong miệng. Khả năng chịu lực của Răng sứ HT Smile gấp 5 lần răng thật. 

3.6. Răng sứ Emax

Răng sứ Emax
Răng sứ Emax

Cấu tạo răng sứ Emax bên ngoài được phủ một lớp sứ Emax bao bọc lấy phần lõi Zirconia bên trong. Đây là loại răng sứ cũng khá phổ biến, có độ cảm biến tốt như răng thật, độ tương thích rất cao đối với môi trường nướu, lợi.

3.6. Răng sứ Lisi

Răng sứ Lisi
Răng sứ Lisi

Răng sứ Lisi có màu rất trong rất giống với răng thật từ mão răng và sườn răng đều đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ. Cấu tạo của răng sứ Lisi được làm từ dòng sứ cao cấp với khả năng chịu lực cao. Để phù hợp với màu da và trông tự nhiên hơn, khách hàng sẽ được quyết định màu sắc dựa trên bảng màu được cung cấp. Đặc biệt, chất liệu sứ Lisi sẽ không bị Oxy hóa trong môi trường miệng nên không gây đổi màu răng. 

3.7. Răng sứ Zirconia

Răng sứ Zirconia
Răng sứ Zirconia

Răng Zirconia là loại răng có màu trắng ngà rất giống với răng gốc, khó mà phân biệt được răng giả. So với các loại răng sứ khác thì răng Zirconia an toàn và lành tính với mọi cơ địa, đặc biệt là không bị oxi hoá, không đen viền nướu. Đây là dòng răng sứ có nhiều ưu điểm và tính an toàn được các chuyên gia nha khoa khuyên khách hàng nên sử dụng.

>>>Có thể bạn quan tâm: Răng sứ Zirconia là gì? Bọc răng sứ Zirconia có tốt không?

4. Răng toàn sứ giá bao nhiêu?

Chi phí răng toàn sứ còn tùy thuộc vào từng dòng sứ mà bạn lựa chọn
Chi phí răng toàn sứ còn tùy thuộc vào từng dòng sứ mà bạn lựa chọn

Với những ưu điểm trên cộng thêm chất liệu tốt đã khiến chi phí làm Răng toàn sứ cũng cao hơn. Hiện nay, giá của nó dao động từ 4 – 8 triệu/răng tùy vào từng loại chất liệu. Cho nên, dựa vào đây, bạn nên chú ý và cẩn trọng trước những lời mời làm răng giá rẻ tại những nơi kém chất lượng, nếu bác sĩ không đủ trình độ chuyên môn rất dễ phát sinh những tình trạng bệnh lý răng miệng về sau, thậm chí làm tổn thương đến cấu trúc và sức khỏe của răng gốc.

Vừa rồi là những thông tin quan trọng và cần thiết liên quan đến Răng toàn sứ. Và dù đối với chất liệu nào cũng cần được thực hiện một cách tỉ mỉ và chuyên nghiệp tại các nha khoa uy tín nhất để tránh bị ảnh hưởng về sau.

>>> Có thể bạn quan tâm: Răng sứ Cercon là gì? Có mấy loại?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *