Có thể nói bọc sứ chính là giải pháp tối ưu để khắc phục những khuyết điểm trên răng, đồng thời trả lại nụ cười mới trắng sáng đầy tự tin. Tuy nhiên, việc chọn cơ sở điều trị thiếu chuyên môn đã dẫn đến trường hợp răng Bọc răng sứ xong bị đau nhức rất khó chịu. Bài viết hôm nay từ Nha Khoa Sài Gòn ST sẽ cho bạn biết những nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức đó và cách khắc phục hiệu quả nhất.
1. Bọc răng sứ có bị đau không ?
Khi thực hiện bọc răng sứ, một điều bắt buộc phải thực hiện chính là mài răng gốc để tạo cùi chụp mão sứ. Việc này sẽ tác động đến một phần men răng bên ngoài. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của nha khoa hiện đại, trước khi thực hiện, bạn sẽ được tiêm gây mê cục bộ những răng cần mài để bạn không phải bị khó chịu, đau nhức. Bên cạnh đó, thiết bị và dụng cụ mài răng đã được cải tiến, bác sĩ có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm nên sẽ đảm bảo mài răng đúng tỉ lệ, nhẹ nhàng, nhanh chóng, nhờ đó giảm thiểu tối đa vấn đề đau nhức khi bọc sứ.
2. Bọc răng sứ bị đau – nguyên nhân do đâu?
Tuy quy trình thực hiện được kiểm tra nghiêm ngặt và chuyên nghiệp, nhưng vẫn có tình trạng khách hàng than phiền về việc bọc răng sứ bị đau. Trong đó có 2 trường hợp là bị đau trong quá trình thực hiện và sau khi bọc sứ xong xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
2.1. Không điều trị triệt để bệnh lý về răng miệng
Một công đoạn quan trọng trước khi mài sứ tạo trụ chính là kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng, nếu phát hiện bệnh lý thì phải can thiệp điều trị triệt để ngay. Tuy nhiên, có thể do bác sĩ chủ quan hoặc trình độ còn yếu kém nên đã không nhận ra mà bỏ qua bước này cho nên việc người bệnh bọc răng sứ xong bị đau là điều chắc chắn sẽ xảy ra.
2.2. Bác sĩ mài cùi răng không chuẩn xác
Khi mài răng phải đảm bảo tỷ lệ mài răng chuẩn, hạn chế tối đa việc xâm lấn răng. Nếu tỉ lệ mài răng không đúng, xâm lấn răng quá nhiều sẽ gây đau nhức, ê buốt cho người bệnh. Việc mài sai kích thước còn ảnh hưởng đến kết quả phục hình. Mão răng sứ sau khi bọc lên răng thật không vừa vặn, bị vênh lệch, dẫn tới việc ăn nhai bị cấn cộm gây đau nhức, hay thức ăn tích tụ lâu dần vào khe hở tạo ra những mảng bám dẫn đến hôi miệng và nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng khác.
2.3. Máy móc, thiết bị hỗ trợ không đảm bảo
Hiện nay, quá trình bọc răng sứ tại các nha khoa đã sử dụng những thiết bị, dụng cụ nha khoa chuyên dụng để quá trình thực hiện được tối ưu, dễ theo dõi, nhanh chóng và chính xác hơn. Nếu chỉ sử dụng những máy móc lạc hậu thì bác sĩ thực hiện làm việc chỉ theo cảm tính, thiếu chuẩn xác, nguy cơ cao sẽ gây ảnh hưởng đến tủy gây đau nhức, khó chịu, thậm chí là ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng về sau.
2.4. Không chú ý đến chế độ ăn uống
Tuy phương pháp bọc răng sứ giúp bạn khôi phục khả năng ăn bình thường, nhưng bạn cũng cần cân nhắc với những thức ăn quá cứng hoặc quá dài. Bởi khi nhai những loại đồ ăn cứng, bạn sẽ phải dùng một lực khá lớn, và điều này có thể gây ra vết nứt hoặc bể răng sứ khiến tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công cùi răng bên trong, tạo ra những cơn đau nhức răng, gây khó chịu cho khách hàng.
3. Cách khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị đau
Nếu trong trường hợp bọc răng sứ xong bị đau, bạn không nên chủ quan, cũng đừng quá lo lắng mà hãy tìm đến nha sĩ ngay. Quan trọng là nên tìm đến bác sĩ đủ chuyên môn và giàu kinh nghiệm để tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh.
- Khi kiểm tra, nếu phát hiện bệnh lý về răng miệng chưa được khắc phục thì bác sĩ sẽ tháo răng sứ ra để làm sạch tủy và phục hình lại như bình thường.
- Nếu răng sứ bị cộm cấn do cùi răng và mão sứ không sát khít với nhau thì bác sĩ sẽ tháo mão sứ ra, lấy lại dấu hàm và tiến hành chế tác răng sứ mới ôm sát trụ răng, nhờ đó loại bỏ tình trạng đau nhức, khó chịu.
- Tuyệt đối không nên mua thuốc bên ngoài, không sử dụng những phương pháp dân gian hay tham khảo trên mạng. Để điều trị đúng bệnh phải biết được nguyên nhân để điều trị đúng bệnh.
- Nên ăn uống, vệ sinh cẩn thận, kỹ lưỡng theo lời dặn của bác sĩ. Hạn chế ăn nhai những vật quá cứng, quá dai. Và nên tái khám 6 tháng/ lần để bác sĩ dễ phát hiện và điều trị những bất thường sau khi bọc sứ.
Vừa rồi là những thông tin có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề Bọc răng sứ xong bị đau mà nhiều người gặp phải. Để tránh trường hợp này, bạn nên cẩn trọng hơn trong việc chọn địa chỉ nha khoa uy tín phục hình sứ. Nếu không may gặp phải tình trạng khó chịu này thì bạn có thể thử những phương án vừa nêu ở trên và sớm nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ nha khoa.
Sau khi bọc sứ, ngoài tình trạng đau nhức thường gặp mà chúng tôi đã thông tin ở trên, trong một số trường hợp khách hàng còn lo lắng về hiện tượng hôi miệng và không biết nguyên nhân gây nên có liên quan đến việc bọc sứ hay không? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì có thể tham khảo bài viết: “Bọc răng sứ bị hôi miệng – nguyên nhân và cách khắc phục”