Tổng Hợp Những Trường Hợp Không Nên Bọc Răng Sứ

Tổng Hợp Những Trường Hợp Không Nên Bọc Răng Sứ – Đừng Bỏ Qua Nếu Bạn Đang Có Ý Định Phục Hình Răng

Hiện nay, bọc răng sứ là một trong những phương pháp nha khoa hiện đại được nhiều người lựa chọn để cải thiện thẩm mỹ và chức năng của răng. Tuy vậy, không phải trường hợp nào cũng phù hợp để có thể áp dụng phương pháp này. Hãy cùng Nha khoa Sài Gòn ST tìm hiểu các trường hợp không nên bọc răng sứ để đưa ra quyết định chính xác nhất.

Bọc Răng Sứ Là Gì?

Bọc răng sứ là một giải pháp thẩm mỹ và phục hình răng, nhằm giúp khắc phục tình trạng răng bị xỉn màu, mẻ, vỡ, gãy nhẹ, hô nhẹ hay lệch lạc. Bác sĩ sẽ thực hiện mài một lớp men răng mỏng bên ngoài, sau đó chụp mão sứ lên để bảo vệ và cải thiện thẩm mỹ.

Tổng Hợp Những Trường Hợp Không Nên Bọc Răng Sứ
Tổng Hợp Những Trường Hợp Không Nên Bọc Răng Sứ
Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp để chọn bọc răng sứ. Một số trường hợp đặc biệt, nếu như cố tình thực hiện phương pháp này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho răng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Những trường hợp không nên bọc răng sứ bạn cần biết

1. Chân răng bị yếu hoặc bị lung lay

Khi chân răng không còn chắc chắn, việc thực hiện mài răng để bọc sứ sẽ làm răng càng suy yếu thêm. Khi gặp những tình huống này, bác sĩ thường sẽ tư vấn các phương pháp phục hình nha khoa khác như: cấy ghép Implant hoặc làm cầu răng thay vì bọc răng sứ.

2. Sai lệch khớp cắn nghiêm trọng

Với các trường hợp bị lệch khớp cắn nhẹ, thì bọc răng sứ vẫn có thể cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, nếu bạn bị lệch khớp cắn nặng hoặc sai lệch khớp cắn do cấu trúc xương hàm, cần phải chỉnh nha trước để đảm bảo kết quả lâu dài, và tránh áp lực sai lệch lên răng sứ.

Tổng Hợp Những Trường Hợp Không Nên Bọc Răng Sứ
Tổng Hợp Những Trường Hợp Không Nên Bọc Răng Sứ

3. Răng bị tình trạng quá nhạy cảm

Răng bị nhạy cảm có thể gây đau nhức dữ dội sau quá trình mài răng. Do đó, với những người có răng dễ bị ê buốt, bác sĩ thường khuyến cáo không nên thực hiện phương pháp này, để tránh làm răng yếu hơn và phát sinh các bệnh lý răng miệng.

4. Có bệnh lý về răng miệng chưa được điều trị

Các tình trạng như: sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu, hoặc nhiễm trùng cần được điều trị hoàn toàn trước khi thực hiện bọc răng sứ. Việc thực hiện thẩm mỹ khi răng chưa được điều trị đúng cách có thể gây nhiễm trùng lan rộng hoặc đau nhức bị kéo dài.

5. Răng bị hô hoặc móm do cấu trúc xương hàm

Nếu như bạn gặp tình trạng móm hay hô vẩu nặng do xương hàm, thì việc bọc sứ không thể khắc phục được gốc rễ của vấn đề. Trong trường hợp này, thì phương pháp chỉnh nha hoặc phẫu thuật chỉnh hình xương hàm sẽ mang lại hiệu quả cho bạn cao hơn.

6. Răng bị gãy sâu hoặc chỉ còn chân răng

Khi răng gặp tình trạng bị gãy sâu, bọc sứ không phải là lựa chọn phù hợp vì không còn đủ trụ để nâng đỡ mão sứ. Trường hợp này, các phương pháp như: làm cầu răng hay cấy ghép Implant sẽ là lựa chọn lý tưởng và mang lại hiệu quả bền vững.

Tổng Hợp Những Trường Hợp Không Nên Bọc Răng Sứ
Tổng Hợp Những Trường Hợp Không Nên Bọc Răng Sứ

7. Người mắc bệnh lý toàn thân

Người bị các bệnh lý như: động kinh, tim mạch, tiểu đường nặng hay bị rối loạn đông máu, nên cẩn trọng khi can thiệp các thủ thuật trong nha khoa. Việc sử dụng thuốc gây tê, và thực hiện mài răng có thể gây tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe tổng thể.

8. Trẻ em dưới 17 tuổi

Răng của trẻ em và thanh thiếu niên dưới 17 tuổi chưa được phát triển hoàn chỉnh. Vì vậy, việc mài răng sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn sau đó. Vì vậy, các phương pháp chỉnh nha sẽ được ưu tiên hơn trong trường hợp này.

Lợi ích khi thực hiện bọc răng sứ

Mặc dù, có một vài trường hợp không nên bọc răng sứ, nhưng không thể phủ nhận rằng phương pháp này mang lại rất nhiều lợi ích cho những người phù hợp:
  1. Tăng tính thẩm mỹ tự nhiên: Màu sắc và hình dáng răng sứ được chế tác giống với răng thật, giúp bạn tự tin rạng rỡ với nụ cười mới.
  2. Cải thiện chức năng ăn nhai: Răng sứ có độ cứng chắc cao, khả năng chịu lực tốt, nên giúp phục hồi khả năng nhai gần như tương tự răng thật.
  3. Bảo vệ răng thật: Lớp vỏ sứ bên ngoài răng, giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và mảng bám lên răng thật.
  4. Tiện lợi trong việc chăm sóc và vệ sinh: So với thực hiện niềng răng, thì việc vệ sinh răng sau khi bọc sứ dễ dàng hơn rất nhiều.
  5. Độ bền tương đối cao: Nếu được chăm sóc và vệ sinh đúng cách, răng sứ có thể duy trì tuổi thọ từ 10 đến 15 năm hoặc hơn.

Lời khuyên từ Nha khoa Sài Gòn ST

Trước khi quyết định lựa chọn bọc răng sứ, bạn nên trực tiếp đến nha khoa để được thăm khám và kiểm tra tình trạng răng miệng kỹ lưỡng. Việc kiểm tra, đánh giá đúng tình trạng răng miệng và sức khỏe toàn thân, sẽ giúp bận lựa chọn được giải pháp phù hợp và tránh các biến chứng không mong muốn.

Tổng Hợp Những Trường Hợp Không Nên Bọc Răng Sứ
Tổng Hợp Những Trường Hợp Không Nên Bọc Răng Sứ
Nếu bạn đang phân vân về việc liệu mình có nằm một trong những trường hợp không nên bọc răng sứ, thì hãy đến ngay Nha khoa Sài Gòn ST để được đội ngũ bác sĩ chuyên môn và tay nghề cao hỗ trợ, tư vấn chi tiết và đưa ra lộ trình điều trị phù hợp nhất dành cho bạn.

Thông Tin Liên Hệ:

📍 Địa chỉ: 338 Tô Ngọc Vân, Phường Tam Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

    Mở cửa: Thứ 2 – chủ nhật: 7h30 – 19H30
📞 Hotline: 0908 522 566
🌐 Fanpage: https://www.facebook.com/sgstthuduc

📧 Email: [email protected]