Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa răng mẻ

Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa răng mẻ

Răng là bộ phận cứng trong cơ thể, nhưng cũng dễ bị sứt, mẻ, gẫy…do chịu tác động từ lực bên ngoài. Răng mẻ dẫn đến tình trạng răng bị đau nhức, ê buốt,…  đặc biệt là khi ăn uống. Nếu răng bị mẻ mà không được xử lý kịp thời, sẽ dẫn đến những bệnh lý răng miệng nguy hiểm về lâu dài như : viêm nha chu, sâu răng, viêm lợi…Vì thế, khi răng bị mẻ, cần tìm ra nguyên nhân gây mẻ răng, để tìm cách khắc phục kịp thời. Tránh những nguy hiểm về sau.

1. Răng bị mẻ, nguyên nhân do đâu?

Răng bị mẻ, nguyên nhân do đâu?
Tình trạng mẻ răng rất phổ biến do xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Khi bị mẻ răng, có thể do một số nguyên nhân sau đây:

  • Răng bị chấn thương do lực tác động từ bên ngoài, hàm bị va chạm mạnh, gây ra hiện tượng mẻ răng.
  • Nếu nhai hoặc cắn đồ ăn quá cứng, cũng rất dễ làm cho răng bi mẻ.
  • Sử dụng những thực phẩm có quá nhiều axit như: cam, chanh, đồ muối chua, dâu tây, cà phê, rượu…răng sẽ bị mòn, yếu dần đi, nhạy cảm hơn…làm răng dễ bị mẻ…
  • Khi bị trào ngược dạ dày, dịch axit từ dạ dày sẽ trào ngược lên miệng, gây ảnh hưởng đến men răng, làm răng yếu và dễ bị sứt mẻ.
  • Tỷ lệ mẻ răng ở những người trên 50 tuổi cũng chiếm  đến 2/3, do men răng yếu dần theo thời gian.
  • Nếu chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, lượng canxi bị thiếu hụt, cũng là nguyên nhân làm răng dễ bị mẻ, vỡ khi ăn nhai…
  • Nếu đang mắc phải một số bệnh lý liên quan đến răng miệng như: sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu…răng sẽ dễ bị nhạy cảm và có thể bị mẻ khi nhai.

2. Răng bị mẻ gây ra hậu quả gì?

Hậu quả của răng bị mẻ
Những răng bị mẻ sẽ yếu và nhạy cảm hơn rất nhiều so với những răng kế cận

Những răng bị mẻ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn nhai. Thức ăn không được nhai kĩ , khiến cho dạ dày phải làm việc nhiều hơn, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

Ngoài việc ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng, khi bị  mẻ răng cửa còn làm cho bạn khó phát âm, ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp.

Răng mẻ còn làm lộ ra ngà răng bên trong, làm răng đau nhức, nhạy cảm hơn, vi khuẩn dễ xâm nhập vào răng, gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như: áp xe răng, sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy…hoặc mất răng, ảnh hưởng đến các răng kế cận.

3. Một số phương pháp khắc phục răng mẻ hiệu quả hiện nay.

Khi phát hiện bị mẻ răng, bạn cần tìm cách phục hồi càng sớm càng tốt. Tùy vào vị trí và mức độ mẻ, bạn có thể tham khảo một số phương pháp chữa răng mẻ sau đây:

3.1. Trám răng

Có thể trám để hồi phục răng bị mẻ
Có thể trám để hồi phục răng bị mẻ

Khi răng bị mẻ nhẹ, có thể bác sĩ sẽ chỉ định trám lại răng cho bạn, bằng vật liệu trám răng chuyên dụng Composite. Miếng trám sẽ bảo vệ mô răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

Đây là phương pháp khắc phục răng mẻ phổ biến với chi phí hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng mẻ răng.

3.2. Dán sứ veneer

Dán sứ Veneer là cách khắc phục răng sứ ở mức độ nhẹ
Dán sứ Veneer là cách khắc phục răng sứ ở mức độ nhẹ

Nếu lựa chọn dán sứ veneer để phục hình  răng mẻ thì trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ mài một phần rất nhỏ bề mặt răng để tạo độ nhám  để dán veneer. Tùy vào tình trạng và kích thước cụ thể của từng trường hợp, nha sĩ sẽ tạo ra miếng dán sứ phù hợp với răng của bạn.

Dán sứ Veneer là cách khắc phục răng sứ ở mức độ nhẹ, có thể bảo tồn răng gốc tối đa hơn,  vì chỉ phải mài một lớp răng rất mỏng. Chi phí dán sứ cũng cao hơn so với trám răng.

3.3. Bọc răng sứ

Bọc răng sứ có thể khắc phục được những trường hợp răng bị mẻ ở mức độ nặng hay nhẹ
Bọc răng sứ có thể khắc phục được những trường hợp răng bị mẻ ở mức độ nặng hay nhẹ

Được đánh giá là giải pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng răng bị mẻ, dù mẻ ở mức độ nặng hay nhẹ, chi phí cũng tương đương với dán sứ veneer. Bọc răng sứ được thực hiện bằng cách: bác sĩ sẽ tạo mão sứ có hình dáng, kích thước và màu sắc y như răng thật để chụp lên chiếc răng bị mẻ đã được mài theo tỷ lệ phù hợp để tạo cùi răng trụ.

Trường hợp răng bị mẻ mà có dấu hiệu sâu nặng hay viêm tủy thì cần điều trị tủy trước khi bọc răng.

4. Cách phòng ngừa mẻ răng

Tránh nhai đồ ăn quá cứng hoặc cắn những vật cứng để tránh trường hợp răng bị mẻ
Tránh nhai đồ ăn quá cứng hoặc cắn những vật cứng

Khi răng mẻ, sẽ dẫn đến tình trạng răng bị đau nhức, ê buốt. Nếu không có cách xử lý kịp thời sẽ dễ mắc phải những bệnh lý nguy hiểm như: viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, …và ảnh hưởng đến các răng kế cận. Vì thế,  để hạn chế những hậu quả răng miệng về lâu dài, bạn có thể phòng ngừa răng mẻ bằng một số biện pháp sau:

Với những người có thói quen cắn răng khi căng thẳng, nghiến răng khi ngủ hoặc mắc phải những thói quen không tốt cho răng… thì nên sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm, để hạn chế ảnh hưởng đến răng (Dụng cụ bảo vệ hàm được làm từ nhựa dẻo, dùng cho người chơi những môn thể thao có nguy cơ ảnh hưởng đến răng như: đấu vật, bóng đá, bóng rổ,võ thuật, …) để bảo vệ răng và tránh những hậu quả ảnh hưởng đến răng do chấn thương. Với người già và trẻ em, cần hạn chế té, ngã để tránh vạ đập hàm, gây hại cho răng.

Tránh nhai đồ ăn quá cứng hoặc cắn những vật cứng như: bút chì, bút mực, móng tay, đá…

Nếu không may bị mẻ răng, bạn cần kịp thời đến gặp bác sĩ chuyên khoa, để được khám,tư vấn và xử lý kịp thời, tránh hậu quả xấu về sau.

 

Răng bị mẻ trước hết gây mất tính thẩm mỹ, nếu tình trạng đó không khắc phục kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả khác thậm chí khiến chiếc răng bị mẻ bị vỡ nhiều hơn. Với những thông tin trên về nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa răng mẻ có thể giúp bạn có cách xử lý phù hợp nhất nhé!

>>> Xem thêm: Cách Xử Lý Khi Răng Bị Mẻ, Bể Lớn Hoặc Gãy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *