Cách Xử Lý Khi Răng Bị Mẻ, Bể Lớn Hoặc Gãy

Cách Xử Lý Khi Răng Bị Mẻ, Bể Lớn Hoặc Gãy

Tuy răng là bộ phận cứng, chắc khỏe của cơ thể người, nhưng trong một số trường hợp vẫn có thể bị gãy, vỡ hoặc nứt. Sự cố này sẽ gây đau đớn, làm răng dễ viêm nhiễm và tổn thương nặng hơn. Khi mẻ răng làm thế nào, phải làm sao, là câu hỏi của rất nhiều người, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có nguy cơ bị viêm tủy răng, sâu răng… trong trường hợp răng bị mẻ, bể lớn hoặc gẫy, bạn cần phải đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Nhưng trước đó, bạn cần thực hiện một số bước để giảm đau và hạn chế tổn thương cho răng tối đa nhất. Hãy tham khảo thêm bài viết này, để có thêm kinh nghiệm xử lý răng cho mình trong những trường hợp này nhé!

1. Cách xử lý khi răng bị mẻ, gãy, bể

Khi răng bị mẻ vỡ, bạn nên sớm có biện pháp hồi phục
Khi răng bị mẻ vỡ, bạn nên sớm có biện pháp hồi phục

Khi nhai hoặc bị tác động bởi lực cứng, nếu bạn cảm thấy rất đau ngay sau đó, cần kiểm tra xem chiếc răng đau có mất mảnh nào không. Nếu có, nghĩa là răng của bạn đã bị vỡ, mẻ… Vậy, bị mẻ răng thì phải làm sao?

Thông thường, nếu mảnh vỡ không quá lớn, bạn sẽ không thấy đau ngay mà cơn đau có thể thất thường, hoặc chỉ thấy đau khi nhai hoặc ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Còn nếu bạn cảm thấy đau liên tục thì nên kiểm tra lại, có thể kiểm tra bằng cách soi gương xem có vết nứt hay mảnh vỡ nào của răng rơi ra.

Khi biết chắc là răng đã bị vỡ bạn cần đến nha sĩ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, trước lúc đến bác sĩ, bạn cần thực hiện các bước sau đây để bảo vệ miệng:

  • Nên giữ lại mảnh vỡ nếu có thể, vì trong một số trường hợp, bác sĩ có thể gắn lại mảnh vỡ vào răng cho bạn. Giữ mảnh vỡ bằng cách cho vào hộp đựng cùng với sữa hoặc nước bọt để bảo quản.
  • Tuyệt đối không tự gắn lại mảnh vỡ vì bạn sẽ đau đớn dữ dội, nếu không may chọc phải dây thần kinh bị hở.
  • Vì trong miệng có nhiều vi khuẩn nên vết thương rất dễ bị nhiễm trùng, cần chống viêm nhiễm bằng cách súc miệng trong 30 – 60 giây, tập trung vào chỗ bị thương.

Nếu chưa thể đến gặp nha sĩ ngay, bạn cần ăn thức ăn mềm chờ cho đến khi nha sĩ xử lý răng. Răng mẻ không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ làm răng nứt vỡ, rất nhạy cảm với nhiệt độ, và thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây đau buốt. Bạn nên cố gắng nhai bên hàm không có răng vỡ để hạn chế gây tổn thương vị trí mẻ răng. Nếu mảnh vỡ vẫn còn trong miệng, có thể cứa đứt các bộ phận khác trong cơ thể nếu không may nuốt phải, vì thế, bạn nên cố gắng nhổ ra ngay nếu phát hiện răng bị mẻ.

2. Bị mẻ răng phải làm sao?

Nếu răng bị mẻ, vỡ, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn biện pháp phù hợp
Nếu răng bị mẻ, vỡ, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn biện pháp phù hợp

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ mẻ răng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp xử lý phù hợp. Điều trị răng mẻ sớm vừa đảm bảo ăn nhai tốt lại còn hạn chế vi khuẩn tấn công đến mô răng. Phương pháp xử lý răng trong các trường hợp mẻ, gẫy như sau:

  • Răng bị mẻ, gãy, bể nhỏ

Đối với những trường hợp răng bị mẻ ở mức độ nhẹ, có thể sử dụng phương pháp mài răng để cho răng bằng phẳng lại. Nếu bị mẻ răng cửa phải làm sao? Nếu bị mẻ răng cửa ở mức độ nhẹ, cũng phải mài răng cửa kế bên cho ngắn lại để 2 răng bằng nhau.

Răng bị sứt mẻ nhẹ, còn có thể áp dụng phương pháp trám răng để che khuyết điểm. Nhưng độ bền của vết trám không cao, đặc biệt là những vết trám ở vị trí răng cửa.

  • Răng bị mẻ, bể lớn hoặc gãy

Trường hợp răng bị bể, vỡ, mẻ lớn hoặc bị gãy ngang thân răng, bọc răng sứ là một giải pháp phù hợp nhất, bởi đây là phương pháp mang lại độ bền cao hơn so với trám răng.

Bọc răng sứ là phương pháp mà bác sĩ mài đi phần thân răng bị mẻ thành hình trụ nhỏ. Sau đó dùng mão răng được chế tác bằng sứ phục hình cố định lên trên trụ răng, để tạo thành một thân răng mới, đảm bảo độ thẩm mỹ và chức năng ăn nhai như răng thật.

Tùy thuộc vào chất liệu răng sứ và tay nghề của bác sĩ mà răng sứ có thể duy trì từ 5 – 20 năm hoặc lâu hơn nữa nếu bạn có chế độ chăm sóc tốt. Ngoài ra, răng sứ còn có tính thẩm mỹ cao khi  màu sắc răng tự nhiên như răng thật, độ trong bóng và không bị xỉn màu theo thời gian như vật liệu trám răng composite.

3. Chi phí phục hình cho răng khi bị mẻ, bể, vỡ lớn, gãy là bao nhiêu?

Chi phí phục hình răng mẻ vỡ tùy thuộc vào mức độ hư hỏng của răng, răng bị mẻ, bể, vỡ có ảnh hưởng đến thân răng và chân răng hay không?
Chi phí phục hình răng mẻ vỡ tùy thuộc vào mức độ hư hỏng của răng, răng bị mẻ, bể, vỡ có ảnh hưởng đến thân răng và chân răng hay không?

Bạn nên đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ kiểm tra bằng cách chụp X-quang tại nha khoa mới có kết quả chính xác. Tùy mức độ hư hỏng của răng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương án điều trị với  chi phí phù hợp nhất.

Nếu răng mẻ ít thì chỉ cần dùng phương pháp mài răng, tại các phòng khám thường thực hiện giúp bệnh nhân mà không tính phí. Còn với chi phí trám răng bị mẻ thường dao động từ 100 – 500 ngàn/ răng. Tùy giá của từng phòng khám.

Nếu răng bị bể, vỡ lớn, gãy cần bọc răng sứ để cải thiện thì chi phí sẽ tùy thuộc vào loại sứ mà bạn chọn, số lượng răng cần phục hình và bảng giá chi tiết của từng nha khoa.

Loại răng Giá
Răng sứ kim loại 1.000.000
Sứ thành phần Japan- Germany 1.500.000 – 2.000.000
Sứ điều trị titan 2.000.000

 

 

 

Khi răng bị gãy hoặc mẻ, bạn không cần quá lo lắng, vì vấn đề này hoàn toàn có thể phục hình lại được. Bạn hãy đến phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm tư vấn chi tiết, phù hợp với mong muốn và điều kiện kinh tế của bạn.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa răng bị mẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *