Mất răng: Nguyên nhân, hậu quả và những cách khắc phục hiện nay

Mất răng: Nguyên nhân, hậu quả và những cách khắc phục hiện nay

Mất răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi. Tình trạng này không những gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hình dung khái quát về những câu hỏi được nhiều quan tâm về vấn đề mất răng.

1. Nguyên nhân gây mất răng

Tình trạng mất răng có thể xảy ra ở cả trẻ em, người trưởng thành và người lớn tuổi. Chủ yếu do những nguyên nhân như:

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách, dẫn đến phát sinh bệnh lý, khiến răng bị yếu dần, phải nhổ đi.
  • Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, đặc biệt là thiếu canxi. Hoặc ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường, Carbohydrates và axit làm tổn hại đến men răng và nướu.
  • Thói quen không tốt: hút thuốc lá, cắn móng tay, nghiến răng, dùng răng cắn vật cứng,…khiến răng bị mẻ hoặc phát sinh vi khuẩn.
  • Do tuổi tác, độ tuổi càng cao thì các hoạt động nhai, nghiến và cắn sẽ dần bị yếu đi. Đồng thời, lớp men và các góc cạnh của răng bị bào mòn.
  • Do các bệnh lý cơ thể khác như tiểu đường, huyết áp cao, viêm khớp, ung thư khớp cắn…khiến răng yếu hơn, dễ rụng hơn người bình thường.
  • Do chấn thương: khi chơi thể thao, tai nạn,…tạo lực tác động lớn lên răng.

Nhưng dù vì bất cứ lý do gì, thì việc mất răng cũng cần được can thiệp trồng lại kịp thời, nếu không sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe. Vậy mất răng gây ảnh hưởng như thế nào?

2. Hậu quả của mất răng là gì?

Tình trạng mất răng gây ra nhiều hậu quả khôn lường, và tình trạng sẽ càng nghiêm trọng. Nếu bạn kéo dài thời gian can thiệp điều trị. Cụ thể, mất răng có những tác hại như sau:

  • Mất răng ảnh hưởng chức năng ăn nhai: không nhai kỹ thức ăn, dễ gây ra đau dạ dày. Ngoài ra, lực nhai giảm khiến bệnh nhân không còn cảm giác ngon miệng.
  • Xô lệch vị trí các răng bên cạnh: Khi bị mất răng, răng đối diện mất đi lực nâng đỡ nên có chiều hướng trồi lên vào khoảng trống do mất răng gây ra. Điều này còn cản trở hoạt động nhai, có thể dẫn đến rối loạn thái dương hàm.
  • Gây tiêu xương hàm, đẩy nhanh quá trình lão hóa: do các răng xô lệch, vùng da mặt mất đi điểm nâng đỡ nên bị lão hóa, trông già trước tuổi.
  • Phát âm không chính xác: việc mất răng cửa dễ dẫn đến phát âm không chính xác, có thể nói ngọng hoặc nói ra hơi gió. 
  • Gây mất thẩm mỹ: đặc biệt đối với vị trí răng cửa, việc lộ một khoảng trống khi cười khiến bệnh nhân trở nên mấy tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc hàng ngày.
Hậu quả của mất răng là gì?
Mất răng lâu dài gây xô lệch vị trí các răng còn lại

3. Những cách khắc phục mất răng tốt nhất hiện nay

Chính vì những lý do trên, việc khôi phục răng mất sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tùy vào từng trường hợp và điều kiện kinh tế, sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp như:

3.1. Trồng răng Implant

Được xem là công nghệ khôi phục răng đã mất hiện đại nhất hiện nay, cấy ghép Implant. Răng Implant có cấu trúc bao gồm 3 phần: Mão sứ thẩm mỹ, khớp nối Abutment và trụ Implant được cấy chắc chắn, tích hợp vào xương hàm nến đảm bảo độ bền cao, có thể sử dụng vĩnh viễn nếu có thời gian chăm sóc tốt. 

Cấy ghép Implant là biện pháp giúp tối ưu những vấn đề như ăn nhai như răng thật, tránh được hiện tượng tiêu xương sau một thời gian mà những phương pháp khác chưa khắc phục được. 

Trồng răng Implant
Trồng răng Implant – Giải pháp khôi phục răng mất hiện đại nhất hiện nay

3.2. Cầu răng sứ

Cầu răng sứ là phương pháp bằng cách lấy 2 răng thật bên cạnh vị trí mất răng làm trụ để làm cầu răng 3 hoặc nhiều mão sứ liền kề nhau, phần răng ở giữa sẽ thay thế cho răng bị mất. Đồng nghĩa với việc, phương pháp này đòi hỏi răng làm trụ phải đủ khỏe để nâng đỡ cầu răng.

Hiện nay, có nhiều hình thức làm cầu răng sứ như:

  • Cầu răng truyền thống
  • Cầu răng cánh dán
  • Cầu răng Composite
  • Cầu răng với (cầu răng đèo)
  • Cầu răng hỗ trợ Implant

Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn hình thức cầu răng phù hợp.

Cầu răng sứ
Cầu răng sứ có tính thẩm mỹ cao

3.3. Hàm tháo lắp

Hàm tháo lắp có cấu tạo gồm 2 phần: khung răng và răng giả. Hàm khung răng thường được sản xuất từ nhựa, kim loại và ốc vít với thiết kế ôm sát, cung hàm thật của bệnh nhân để nâng đỡ, tạo hình cung răng. Còn phần hàm giả tháo lắp được làm từ chất liệu sứ hoặc nhựa dẻo, gắn liền với khung răng để thay thế cho răng đã mất.

Hàm tháo lắp là phương pháp khắc phục tình trạng răng mất giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, thường được sử dụng phổ biến ở người lớn tuổi. 

Hàm tháo lắp
Hàm tháo lắp giúp thay thế răng mất trong thời gian ngắn

4. Địa chỉ trồng răng mất uy tín nhất

Nha khoa Sài Gòn ST tự hào là đơn vị cung cấp các dịch vụ nha khoa chất lượng hàng đầu khu vực quận Thủ Đức. Đặc biệt, đối với các giải pháp khắc phục tình trạng mất răng, các bác sĩ tại phòng khám đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, luôn tỉ mỉ cẩn trọng để đem đến nụ cười hoàn hảo nhất cho mỗi đối tượng khách hàng khác nhau. 

Bên cạnh đó, hỗ trợ đắc lực vào quy trình thăm khám và điều trị tại nha khoa còn có hệ thống trang thiết bị công nghệ cao, phổ biến trên thị trường hiện nay. Nhờ đó, có thể tối ưu về sự chính xác, tính nhanh chóng và mang đến hiệu quả cao hơn. 

Để được thăm khám trực tiếp, quý khách hàng có thể đặt lịch hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline 0908 522 566 để được tư vấn trực tiếp.

Địa chỉ: 338 Tô Ngọc Vân, phường Tam Phú, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM

 

Những phương pháp khắc phục tình trạng mất răng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Cho nên, để tìm được phương pháp phù hợp với tình trạng, nhu cầu của mình, quý khách hàng nên đến trực tiếp cơ sở nha khoa để được thăm khám, kiểm tra và tư vấn cụ thể nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: Người mất răng nên làm cầu răng hay cấy ghép Implant?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *