Có nên trồng răng Implant hay không? Để quyết định việc này, bạn phải cân nhắc đến nhiều yếu tố như đối tượng có thể áp dụng, những ưu điểm so với phương pháp khác, tình trạng sức khỏe,… xem có nên trồng răng Implant không? Những thông tin sẽ giúp bạn định hướng đưa ra quyết định phù hợp.
1. Trồng răng implant là gì?
Công nghệ trồng răng Implant là giải pháp tối ưu giúp khôi phục một hoặc nhiều răng bị mất trên cung hàm bằng cách sử dụng chân răng nhân tạo để thay thế. Trồng răng Implant vừa hạn chế hiệu quả quá trình tiêu xương hàm. Vừa giúp đảm bảo chức năng ăn nhai, răng Implant còn thẩm mỹ như răng thật. Khi bị mất răng, bạn có thể lựa chọn nhiều phương pháp khác nhau để khôi phục lại răng đã mất. Nhưng sẽ không có giải pháp nào có thể đáp ứng được độ bền, an toàn và thẩm mỹ tốt như sử dụng kỹ thuật cấy ghép Implant.
Một chiếc răng Implant hoàn chỉnh có cấu tạo gồm 3 phần:
- Trụ Implant bằng Titanium có chức năng tương đương như chân răng thật.
- Mão răng sứ: có hình dáng và chức năng như thân răng thật.
- Khớp nối Abutment: kết nối răng sứ với trụ Titanium.
2. Những ai nên trồng răng implant?
- Mất một răng, một vài răng hoặc mất hết răng toàn hàm: Trường hợp bệnh nhân mất răng do tai nạn hoặc ảnh hưởng của tuổi tác, các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng làm mất răng.
- Không thể làm cầu sứ: vì 2 răng bên cạnh vị trí mất răng không đủ khỏe để làm trụ
- Khó khăn với hàm tháo lắp: Bệnh nhân muốn trồng răng cố định, không muốn đeo hàm tháo lắp. Hoặc gặp những rối loạn cận chức năng làm mất ổn định hàm tháo lắp. Việc sử dụng hàm tháo lắp khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ăn nhai, sinh hoạt hàng ngày.
- Không muốn làm cầu răng sứ: bệnh nhân muốn được bảo tồn răng, không muốn mài các răng bên cạnh.
3. So sánh Trồng răng Implant với các phương pháp bắc cầu răng sứ
Nếu lựa chọn cầu răng sứ, bạn cần cân nhắc các hệ quả mất răng gây ra như: tiêu xương hàm, tụt nướu, lão hóa mặt,… Khi làm cầu răng sứ cũng phải mài cùi 2 răng bên cạnh vị trí mất răng để làm trụ. Qua nhiều năm sử dụng có thể khiến bạn có nguy cơ bị mất thêm răng thật. Cầu sứ chỉ phù hợp điều trị mất một răng, một vài răng chứ không thể điều trị mất răng nguyên răng hàm hoặc mất răng số 7.
Với cấy ghép Implant sẽ mang lại độ thẩm mỹ và khả năng ăn nhai y như răng thật. So với cầu răng sứ thì Implant có ưu điểm vượt trội hơn như: tuổi thọ răng kéo dài hơn 20 năm hoặc lâu hơn, ngăn ngừa hoàn hảo các hệ quả do mất răng gây ra. Cấy ghép Implant chỉ tác động lên vị trí mất răng. Hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến các răng kế cận nên sẽ tránh nguy cơ mất thêm răng.
Cả 2 phương pháp đều mang lại độ thẩm mỹ cao, khả năng ăn nhai tốt, nhưng Implant lại có độ bền cao hơn, chi phí tiết kiệm hơn, đồng thời không gây ảnh hưởng đến những răng thật kế cận, khắc phục tốt nhất những hệ quả do mất răng gây ra. Vì thế, cấy ghép Implant trở thành phương pháp trồng răng giả tối ưu trong việc điều trị mất răng hiện nay. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, nên bạn có thể cân nhắc nhé!
4. Có nên trồng răng implant không?
So với cầu răng sứ và sử dụng hàm tháo lắp thì trồng răng Implant mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như:
Độ tương thích cao: Kỹ thuật cấy ghép Implant hạn chế xâm lấn. Bên cạnh đó, chất liệu Implant cao cấp giúp an toàn, tương thích với xương nhanh chóng. Cho phép lắp răng tạm để phục hồi ăn nhai ngay sau khi cấy Implant.
Tích hợp linh hoạt, tối ưu chi phí: Trồng răng implant trong trường hợp mất nhiều răng. Phương pháp này có thể kết hợp linh hoạt phương pháp cầu răng sứ giảm số lượng chân Implant. Nhờ đó sẽ tối ưu về chi phí, không nhất thiết mất bao nhiêu răng thì cấy bấy nhiêu Implant.
Cảm giác ăn nhai và thẩm mỹ như răng thật: trồng răng implant giống như răng thật, có cả thân răng và chân răng. Do đó, đạt hiệu quả cao về tính thẩm mỹ và chức năng, lực nhai và vị giác đạt đến 99% như răng thật.
Thời gian thực hiện nhanh chóng: Cấy răng implant có thời gian thực hiện chỉ mất từ 20 – 30 phút cho mỗi Implant. Cho nên, quý khách hàng không phải lưu trú khi điều trị. Trong trường hợp có xương ổn định thì có thể phục hình tức thì, không phải tái khám nhiều lần.
Tuổi thọ bền lâu: Nếu trồng răng giả chỉ sử dụng trong thời gian từ 5 – 10 năm. Thì đối với cấy implant khả năng tương thích sinh học và hoà nhập với xương hàm sử dụng gần như tương đương răng thật, có thể sử dụng lâu dài và vĩnh viễn.
5. Người sức khỏe yếu có nên trồng răng Implant không?
Do cần thực hiện tiểu phẫu để đưa trụ Implant vào trong xương hàm, nên trước khi trồng răng Implant đều phải kiểm tra sức khỏe răng miệng, sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu sức khỏe răng miệng, sức khỏe tổng quát chưa đủ ổn định, vẫn có thể trồng răng Implant. Vì bác sĩ sẽ kết hợp các phương pháp kỹ thuật hỗ trợ khác. Những khách hàng có tình trạng sức khỏe không tốt, vẫn có thể trồng răng Implant để điều trị mất răng. Nhưng phải đảm bảo tình trạng nằm trong tầm kiểm soát của bác sĩ chuyên môn.
Cấy ghép Implant thật sự là phương pháp phục hồi răng mất tối ưu nhất hiện nay. Hy vọng với những thông tin có thể góp phần giúp bạn hiểu thêm về cấy ghép Implant cũng như chắc chắn hơn trong quyết định của mình về việc có nên trồng răng Implant hay không? Ngoài ra, bạn nên đến trực tiếp cơ sở nha khoa để được thăm khám, chụp phim và nhận được lời khuyên trực tiếp của bác sĩ chuyên môn bạn nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: Trồng Răng Implant Mất Bao Lâu?