Cân nhắc lựa chọn về phủ răng sứ và đắp răng sứ trước khi làm đẹp

Cân nhắc lựa chọn về phủ răng sứ và đắp răng sứ trước khi làm đẹp

Phủ răng sứ và đắp răng sứ hiện đang là hai xu hướng làm đẹp được ưa chuộng nhất. Đây là các giải pháp tuyệt vời dành cho những ai gặp vấn đề về răng miệng như, móm, lệch hàm, răng ố vàng, nhiễm màu…  Nếu đây là lần đầu tiên bạn bắt đầu tìm hiểu các phương pháp này, hãy tham khảo thật kỹ nội dung dưới đây để trang bị kiến thức trước khi quyết định làm răng sứ nhé!

1. Răng sứ là gì?

Răng sứ bao gồm lớp men sứ bên ngoài và phần khung sườn có tác dụng bảo vệ răng thật khỏi những tác động của bên ngoài. Răng sứ không chỉ giúp khôi phục răng bị hỏng cả về hình dáng lẫn chức năng ăn nhai mà còn mang lại một nụ cười đẹp rạng rỡ.

Răng sứ thường được tạo nên bởi 2 phần:

  • Phần khung sườn bên trong được làm bằng kim loại, hợp kim hoặc sứ.
  • Phần bên ngoài thường được phủ một lớp sứ làm cho răng đồng màu với các răng thật trên cung hàm. 
Răng sứ là gì?
Răng sứ

>>> Xem thêm: Răng sứ là gì? Làm răng sứ có đẹp tuyệt vời như mọi người đồn đại không?

2. Công nghệ đắp răng sứ và phủ răng sứ

2.1. Đắp răng sứ

Đắp răng sứ hay còn gọi là dán răng sứ veneer là phương pháp dùng vật liệu sứ có độ mỏng khoảng 0,2 – 0,5 mm phủ bên ngoài bề mặt răng để khắc phục những khuyết điểm về ngoại hình răng (răng bị thưa, răng không đều màu, răng lệch ở mức độ nhẹ, răng bị nứt mẻ,…). 

Với công nghệ dán răng sứ thì không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng, không lấn sâu vào mô răng. Nên tuyệt đối không xảy ra nguy cơ chết tủy. Bên cạnh đó, phương pháp dán răng sứ vẫn giữ sự thoải mái cho khách hàng khi nhai. Tuyệt đối không xảy ra hiện tượng ê buốt khó chịu trong quá trình làm răng.

2.2. Phủ răng sứ

Phủ răng sứ là thủ thuật sử dụng một mão sứ có độ dày khoảng 0,5 – 0,8 mm để phủ lên răng. Từ đó có thể giúp che lấp khuyết điểm của hàm răng gốc. Do chỉ phải mài đi 1 phần nhỏ cấu trúc răng nên răng gốc được bảo tồn tối đa và tuỷ cũng không bị ảnh hưởng gì. 

Phương pháp này phù hợp với tình trạng răng ở cấp độ nhẹ như: 

  • Men răng xấu, kém, rỗ bề mặt.
  • Răng nhiễm fluor, kháng sinh. 
  • Răng ố vàng xỉn màu mà không thể tẩy trắng. 
  • Răng ngắn, răng có hình dáng thô, xấu, sứt, mẻ vỡ. Nhưng không quá 1/3 diện tích thân răng.

Điểm chung của đắp răng sứ và phủ răng sứ đó là tính thẩm mỹ cao, độ bền chắc lâu dài và không gây ra biến chứng nguy hiểm nhờ tủy răng được bảo tồn tốt. 

Điểm khác biệt giữa hai giải pháp này chính là phủ sứ chỉ phù hợp với tình trạng răng khuyết điểm vừa và nhẹ, sai lệch khớp cắn tương đối. Còn với dán sứ thì đa số răng phục hình đều có cấu trúc tương đối đẹp. Nhưng cần cải thiện thêm về màu sắc răng.

Ngoài ra, những trường hợp như: răng gặp vấn đề khớp cắn như hô, móm, cắn đối đỉnh, răng khấp khểnh, chen chúc, mọc lệch lạc… ở mức độ nặng thì nên cần tiến hành niềng răng trước. Tham vấn ý kiến bác sĩ rồi mới đưa ra quyết định làm răng sứ.

3. Lợi và hại khi làm răng sứ

Bất kể dịch vụ nào sẽ có tính hai mặt của chúng. Tuy nhiên chúng ta sẽ phân tích kĩ hết những mặt lợi và mặt hại để hiểu rõ toàn diện hơn về làm răng sứ.

3.1. Lợi ích khi làm răng sứ

  • Lợi ích đầu tiên và quan trọng nhất khi làm răng sứ đó là tính thẩm mỹ cao. Sở hữu ngay hàm răng chắc khỏe, đều màu, khắc phục khuyết điểm của răng chỉ mất vài ngày.
  • Răng sứ có độ bền cao từ 10 năm cho đến trên 20 năm hoặc hơn nếu biết cách chăm sóc tốt. Hạn chế tối đa việc cắn, nhai đồ quá cứng sẽ kéo dài tuổi thọ dài hơn cả thời gian bảo hành.
  • Làm răng sứ có khả năng khắc phục sai lệch khớp cắn, tình trạng răng yếu, xấu. Bảo vệ răng trước sự tấn công của vi khuẩn. Răng sứ tăng tính thẩm mỹ đồng thời cũng khôi phục chức năng nhai bình thường, tạo cảm giác thoải mái khi ăn uống.
Lợi ích khi làm răng sứ
Làm răng sứ để đem đến cho bạn nụ cười tự tin hơn trong giao tiếp

3.2. Tác hại khi làm răng sứ:

Làm răng sứ đang là xu hướng nổi bật được chọn lựa hiện nay. Ngoài những mặt tốt cũng sẽ có những hệ luỵ khôn lường nếu như bạn chọn nhầm cơ sở kém chất lượng, tay nghề yếu. Bạn có khả năng sẽ gặp những tình trạng như sau:

Thâm nướu

Thâm nướu thường xảy ra khi bạn làm răng sứ kim loại. Qua một thời gian sử dụng, khung sườn kim loại có khả năng oxy hóa do thức ăn và quá trình vệ sinh răng miệng sai cách tạo lỗ hỏng cho vi khuẩn gây hại. Khi nướu bị thâm, sẽ khiến bạn ngại giao tiếp, vì sự chênh lệch màu giữa răng và nướu.

Viêm lợi

Viêm lợi có thể làm bạn bị sưng phồng, gây đau nhức, nổi hạch có nguy cơ chuyển biến sang viêm nha chu. Nguyên nhân của việc này có thể do bạn bị ứng với răng sứ, không tương thích răng sứ với răng thật gây tích tụ thức ăn gây viêm hoặc do vệ sinh răng không sạch sẽ, kỹ lưỡng. Hoặc cũng có thể do cơ sở nha khoa chưa đảm bảo an toàn. Dẫn đến tình trạng bệnh nhân nhiễm khuẩn răng miệng.

viêm lợi do bọc răng sứ
Viêm lợi do bọc răng sứ

Răng sứ bị hỏng

Làm răng sứ có thể kéo dài từ hơn 10 năm. Thế nhưng những người làm răng vài ba năm, thậm chí vài bài tháng đã xuất hiện tình trạng mẻ, bẻ. Nguyên nhân đầu tiên có thể do phòng nha sử dụng chất liệu răng sứ kém chất lượng. Nên sau một quãng thời gian, răng sứ bị xuống cấp, hư hỏng. Ngoài ra, quá trình ăn uống cũng rất quan trọng. Việc thường xuyên cắn, nhai những đồ quá cứng hoặc quá dai sẽ khiến răng sứ nhanh hỏng, dễ nứt, vỡ hay rơi ra, gây mất thẩm mỹ hàm răng. 

Làm răng sứ bị hở 

Khi răng sứ bị hở không những làm kém thẩm mỹ. Mà còn khiến thức ăn bám vào khó vệ sinh gây ra tình trạng hôi miệng. Từ đó khiến bệnh nhân cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp. Hiện tượng này có thể do bác sĩ mài sai tỷ lệ hoặc kỹ thuật viên chế tác răng sứ sai kích thước khiến chúng không sát khít vào nhau. Hoặc đó có thể là lỗ hỏng do răng chưa được làm sạch trước khi lắp răng sứ. 

Làm răng bị tụt hợi

Đây là một “tai nạn” rất phổ biến trong việc trồng răng sứ. Nếu quy trình thực hiện và chế tác khiến mão sứ và cùi răng không khớp với nhau. Lâu ngày, thức ăn bám vào dần dần gây tổn thương dẫn đến tụt lợi. Ngoài ra, nếu đánh răng sai cách còn khiến lợi dễ bị tụt nhiều hơn. 

Do để hạn chế xuất hiện những tác hại không mong muốn sau khi làm răng sứ.Cách tốt nhất bạn nên thực hiện giải pháp này ở nha khoa uy tín, chất lượng, có đội ngũ bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm và phòng khám được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại. 

4. Quy trình đắp răng sứ và phủ răng sứ

Làm răng sứ ở những trung tâm nha khoa thông thường sẽ có 6 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Khám, chụp X-quang và tư vấn quá trình điều trị

Đầu tiên, bạn sẽ được khám tổng quát để đánh giá chung về tình trạng răng miệng. Và sẽ tiến hành điều trị bệnh về răng miệng nếu có. Có thể bạn sẽ được chụp X-quang. Dựa vào kết quả đó để lên kế hoạch điều trị.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng thật kỹ

Trước khi tiến hành làm, bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng bạn thật sạch, để tránh trường hợp nhiễm khuẩn

Bước 3: Gây tê, mài răng làm trụ 

Gây tê giúp bạn không còn cảm giác đau, ê buốt, cảm giác thoải mái. Sau đó bác sĩ sẽ mài trụ răng theo một tỉ lệ nhất định.

Sau khi gây tê, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng tao cùi chụp mão sứ
Sau khi gây tê, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng tao cùi chụp mão sứ

Bước 4: Lấy dấu răng

Bác sĩ sẽ lấy dấu răng của bạn. Sau đó gửi đến phòng thí nghiệm thiết kế mão răng bằng công nghệ CAD/CAM hiện đại để tạo ra mão răng phù hợp giúp khắc phục mọi điểm yếu của răng gốc. Trong thời gian đợi đắp răng sứ hoàn chỉnh, khách hàng sẽ được gắn răng tạm. Răng tạm có thể đảm bảo tính thẩm mỹ và việc ăn uống được dễ dàng hơn.

Bước 5: Đắp răng sứ – Phủ răng sứ

Trước khi lắp răng sứ cố định, bác sĩ sẽ phải kiểm tra độ tương khít, màu sắc răng sao cho tự nhiên nhất và đúng yêu cầu của khách hàng. Sau khi cân chỉnh lại hoàn hảo nhất, bác sĩ sẽ tiến hành lắp răng sứ cố định bằng keo dán chuyên dụng của nha khoa. 

Bước 6: Tư vấn bảo hành và hẹn lịch tái khám

Sau khi hoàn tất một ca phủ sứ, khách hàng có cảm giác ăn uống bình thường sau khoảng 24 đến 48 giờ. Bạn có thể yên tâm hơn vì bác sĩ sẽ theo dõi đặt lịch hẹn tái khám để kiểm tra và điều chỉnh những sai lệch (nếu có) cho bạn.

 

Đắp răng sứ hay phủ răng sứ sẽ có những ưu điểm phù hợp riêng cho bạn, để lựa chọn dịch vụ phù hợp, bạn tìm hiểu thêm nhiều thông tin và tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé! Đặc biệt hơn nữa, hãy chọn đúng cho mình một trung tâm nha khoa uy tín, với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, tận tình để bạn hoàn toàn yên tâm đặt niềm tin vào đó!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *