Cầu răng sứ là giải pháp phục hình răng giúp thay thế, lấp đầy khoảng trống tại những vị trí răng bị mất. Tuy nhiên, cầu răng sứ cũng được chia ra 5 hình thức với những ưu nhược điểm riêng. Sau đây là những thông tin về các loại cầu răng phù hợp với bạn có thể tham khảo.
1. Cầu răng sứ là gì?
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng giúp thay thế một hoặc nhiều răng bị mất. Phương pháp sử dụng các răng kế cận răng mất làm trụ. Trong một số trường hợp là nhờ vào răng Implant để làm trụ. Để giúp mang và nâng đỡ các răng giả. Mục đích là giúp thay thế những chiếc răng bị mất. Cầu răng sứ giúp bệnh nhân có lại chức năng ăn nhai. Hơn nữa những chiếc răng đối diện và lân cận cũng sẽ không bị thay đổi vị trí khi mất răng.
Cầu răng có cấu tạo gồm 2 phần bao gồm 2 mão sứ nằm bên ngoài và phần răng giả thay thế răng mất. Hiện nay thì cầu răng cũng được thiết kế với nhiều chất liệu khác nhau như: sứ titan hoặc sứ kim loại có sự khác nhau về độ bền, tính thẩm mỹ của răng sứ.
Top 5 loại cầu răng phù hợp với bạn nhất
Cầu răng là phương pháp phục hình răng vĩnh viễn và cố định có 5 hình thức sau:
2.1. Cầu răng truyền thống
Đây là phương pháp cầu răng sứ phổ biến nhất. Cầu răng sứ truyền thống cần có 2 răng thật hoặc răng Implant ở hai bên vị trí mất răng để làm trụ bắc cầu sứ. Cầu răng truyền thống thường nhỏ, nhẹ và tạo cảm giác thoải mái ăn nhai cho bệnh nhân. Vì khi các lỗ trống được lấp đầy thì lực cắn hay ăn nhai cũng được phân bố đều, không làm xô lệch các răng còn lại theo thời gian.
Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi hai răng làm trụ phải đủ khỏe. Vì cần phải mài nhỏ để bọc mão sứ. Men răng không thể phục hồi, nên bạn phải chăm sóc thật kỹ sau khi phục hình. Trong trường hợp răng không còn khỏe nữa thì phải thực hiện bắc cầu sứ lại.
2.2. Cầu răng với/ đèo (Cantilever bridge)
Kỹ thuật cầu răng với hay còn gọi là cầu răng đèo chỉ sử dụng một răng trụ nên không chắc chắn bằng phương pháp trên. Cầu răng với/đèo không được áp dụng phổ biến vì lực cắn nhiều có thể ảnh hưởng đến răng trụ mà thường được áp dụng ở những răng cửa hơn. Và phải đảm bảo kỹ thuật và tính toán với độ chính xác cao.
2.3. Các loại cầu răng sứ phổ biến: Cầu răng cánh dán (Maryland Bridges)
Cầu răng cánh dán với ưu điểm là khả năng bảo tồn răng thật khá cao. Về cơ bản thì răng giả được thiết kế bằng nhựa, giống như chất liệu từ kẹo cao su bọc ngoài một khung kim loại. Cánh dán bằng kim loại sẽ được cố định vào các răng trụ bằng xi măng nha khoa. Loại cầu răng này chủ yếu được dùng cho vùng răng trước và những răng trụ phải còn khỏe mạnh.
Ưu điểm lớn nhất của các loại cầu răng này là nha sĩ chỉ cần điều chỉnh một chút phần đường viền của răng trụ mà thôi. Kỹ thuật cầu răng này vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm so với sử dụng cầu răng truyền thống. Lưu ý rằng dù cho cầu răng cánh dán có khá nhiều lợi điểm, bạn vẫn nên kiểm tra đánh giá lực cắn của răng để xem cầu răng này có phải là một sự lựa chọn khả thi hay không. Chống chỉ định cầu răng dán này cho các khớp cắn sâu và khớp cắn chéo.
Phần kim loại trong cầu răng dán này thường có xu hướng bị xuống màu. Sẽ dần khiến cho răng trụ bị tối màu theo thời gian. Thậm chí còn có khuynh hướng hủy liên kết giữa các nhịp cầu. Do đó cầu răng dán thường chỉ được dùng để thay thế tạm thời trong trường hợp bạn đang đợi răng implant lành lại hoặc khi bạn chưa đủ 18 tuổi và đang đợi cho răng phát triển hoàn toàn trước khi cấy ghép implant.
2.4. Cầu răng Composite (Dùng sợi gia cố ribbond hoặc được liên kết lại với nhau bằng composite)
Phương pháp này phù hợp với những bạn bị mất một 1 – 2 chiếc răng. Cầu răng sẽ được nối lại với nhau bằng composite (là chất liệu làm đầy răng bằng nhựa) được đặt trực tiếp vào khoảng trống răng bị mất. Thủ thuật này thường được làm và thực hiện cài vào răng và quá trình chỉ cần 1 lần đến phòng khám.
Tuy cầu răng Composite được đánh giá cao. Nhưng đòi hỏi ở người thực hiện phải có tính kiên nhẫn cao, và cẩn trọng trong khâu tuyển chọn nguyên liệu chế tạo các mô răng. Bên cạnh đó, sợi gia cố Ribbond có thể được sử dụng để hỗ trợ cho cầu răng composite. Tương tự như cầu răng cánh dán, cầu răng composite chỉ được sử dụng tạm thời cho những người mắc bệnh nha chu phải nhổ bỏ răng tận gốc.
2.5. Kết hợp Implant làm cầu răng (Implant Supported Bridges)
Cầu răng được hỗ trợ bằng implant mang đến độ bền, khả năng ăn nhai được đảm bảo tối ưu nhất. Bởi vì thường thì nó không gây ảnh hưởng, tổn hại gì đến răng tự nhiên liền kề. Không cần mài cuống với thân răng rồi bọc mão hoặc thiết kế cấu trúc hỗ trợ cồng kề. Loại cầu răng này chỉ cần được hỗ trợ bởi răng implant. Cầu răng loại này còn có ưu điểm là tạo ra những khoảng cách thích hợp giữa các răng. Giúp bạn có thể làm sạch răng hiệu quả hơn. Và nếu chúng tích hợp tốt với nhau thì sẽ cực kỳ ổn định, sử dụng được lâu dài.
Đặt quá nhiều răng implant liền kề nhau đã được chứng minh là sẽ dẫn đến nhiều biến chứng lớn. Bao gồm cả việc Implant thất bại và bị đào thải. Các mảng bám dính vào bề mặt của răng Implant có thể sẽ đi vào dưới nướu răng và bắt đầu phá hủy chân răng khỏe mạnh trước đó (chứng bệnh được gọi là Peri-implantitis). Tùy thuộc vào chất lượng xương hàm của mình có thể đặt 4 – 6 Implant/hàm.
Trong quá trình hồi phục sau khi lắp cầu răng được hỗ trợ bằng implant, bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Vì nó sẽ mang lại cảm giác an toàn và thoải mái y như răng tự nhiên của bạn vậy. Nếu như bạn chăm sóc kỹ lưỡng răng implant nói riêng và sức khỏe răng miệng nói chung, chúng có thể tồn tại suốt đời.
Vừa rồi là các loại cầu răng sứ được áp dụng phổ biến hiện nay với những ưu nhược điểm riêng phù hợp với nhu cầu và thể trạng của từng người. Dù được áp dụng phương pháp cầu răng sứ nào đi chăng nữa thì tuổi thọ và độ bền của răng sứ còn phụ thuộc nhiều vào cách chăm sóc của bạn. Cho nên, đừng bỏ qua việc thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi, chăm sóc nụ cười tự tin của bạn với Nha Khoa Sài Gòn S.T – Chúng tôi luôn đồng hành cùng nụ cười Việt.
>>> Xem thêm: Làm cầu răng sứ có tốt không? Sử dụng được bao lâu?