Phẫu thuật chữa cười hở lợi có đau không? Có giải quyết triệt để được không? Hiện nay, con số những ca phẫu thuật cười hở lợi đã nhiều hơn trước rất nhiều. Tuy chỉ là ca phẫu thuật nhỏ nhưng phải chú ý đến quy trình, nơi thực hiện, và chú trọng đến đơn vị thực hiện. Sau đây, Nha Khoa Sài Gòn S.T sẽ giúp bạn có được những thông tin cần thiết nhất.
1. Nguyên nhân cười hở lợi là gì?
Lợi (nướu) là bộ phận nối giữa răng và hàm, khi phần lợi hở quá nhiều sẽ mất đi tính thẩm mỹ trên tổng thể gương mặt của bạn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cười hở lợi. Muốn khắc phục vấn đề này, trước khi phẫu thuật, cần xác định rõ nguyên nhân chính khiến nụ cười kém duyên.
Những nguyên nhân dẫn đến nụ cười kém duyên là do:
- Lực nâng cơ môi trên quá lớn, dẫn tới việc kéo môi để lộ lợi nhiều hơn mức trung bình
- Cười hở lợi do xương hàm
- Xương hàm phát triển quá mức, nhô ra trước làm nướu lộ nhiều khi cười, còn được gọi là hàm hô hở lợi.
- Răng quá ngắn và nhỏ, làm thiếu cân bằng với độ dài và độ rộng của nướu khiến cho phần nướu hở ra nhiều hơn khi mỉm cười.
- Nướu quá dày, trùm lên 1 phần răng làm lộ nướu khi cười.
- Cười hở lợi còn do: di truyền bẩm sinh hoặc những thói quen xấu (ăn đồ cứng, đẩy lưỡi,..), tác dụng phụ từ loại thuốc tây hoặc niềng răng không đúng cách cũng là nguyên nhân gây cười hở lợi.
Dù là nguyên nhân gì thì cười hở lợi ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng thẩm mỹ khuôn mặt và nụ cười của bạn. Nhiều trường hợp hở lợi nặng còn gây khó khăn cho việc nhai và hoạt động của cơ hàm.
2. Phẫu thuật cười hở lợi áp dụng trong trường hợp nào?
Phẫu thuật thẩm mỹ cười hở lợi áp dụng với các đối tượng đang gặp phải một trong những vấn đề như:
- Thân răng quá ngắn, không cân xứng với môi trên
- Lợi phát triển quá mức, phì đại do sai khớp cắn, dẫn đến cười hở lợi
- Răng hô, khấp khểnh hàm trên.
Tuy nhiên, có nên phẫu thuật chữa cười hở lợi hay không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người. Người phẫu thuật phải có đủ điều kiện sức khỏe, không mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, máu khó đông,…mới được bác sĩ chỉ định phẫu thuật chữa cười hở lợi.
3. Các phương pháp phẫu thuật cười hở lợi
3.1. Cắt nướu
Là phương pháp làm lộ thân răng, để răng nhìn dài hơn. Bác sĩ sẽ bóc tách, phẫu thuật, điều chỉnh trên thân răng để răng lộ ra ngoài nhiều hơn. Cắt nướu là thủ thuật đơn giản, ít gây xâm lấn, vì vậy đây phương pháp an toàn. Trong quá trình thực hiện, khách hàng sẽ được gây tê nên sẽ không bị đau.
Sau phẫu thuật, uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn dễ chịu hơn và có thể ăn uống bình thường sau một tuần. Quy trình cắt lợi được thực hiện trong khoang miệng. Viền lợi được khâu bằng chỉ thẩm mỹ, hoàn toàn không để lại sẹo
Trường hợp nướu dài bao phủ thân răng khiến răng trông quá ngắn sẽ phẫu thuật chuyển vị trí môi trên: bằng cách rạch 1 đường trên nướu rồi cắt đi phần lợi thừa. Chỉ sau 5 tuần là nụ cười sẽ có sự thay đổi.
3.2. Phẫu thuật chuyển vị trí môi trên
Bằng cách rạch 1 đường trên nướu rồi cắt đi phần niêm mạc thừa rồi khâu lại. Chỉ sau 5 tuần là nụ cười sẽ có sự thay đổi.
3.3.Phẫu thuật hàm
Là phẫu thuật để cắt xương trượt hàm, đẩy lùi cung hàm về phía sau làm khít lại khớp cắn. Có thể phẫu thuật trượt cả hàm trên và hàm dưới đối với trường hợp nặng.
Sau khi phẫu thuật hàm hô kết hợp chữa cười hở lợi thì khoảng từ 7 – 10 ngày vết thương đã lành hẳn. Sau đó, khách hàng quay lại bệnh viện để cắt chỉ. Từ 1 đến 3 tháng sau, bạn đã có gương mặt hài hòa và cân đối tự nhiên.
4. Quy trình phẫu thuật chữa cười hở lợi có đau không
Toàn bộ quy trình phẫu thuật chữa cười hở lợi đều được thực hiện theo quy trình khép kín, khoảng 45 phút thực hiện.
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Để kiểm tra nguyên nhân, mức độ cười hở lợi của khách hàng qua hệ thống máy CT Scanner chuyên sâu. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra kỹ thuật chữa trị phù hợp.
Bước 2: Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước phẫu thuật
Xét nghiệm máu, tim mạch,…để đảm bảo đủ tiêu chuẩn phẫu thuật.
Bước 3: Vệ sinh vô khuẩn và gây mê
Gây mê sẽ giúp khách hàng loại bỏ tối đa đau đớn hay khó chịu trong suốt quá trình phẫu thuật. Vô khuẩn để đảm bảo bạn không bị nhiễm trùng hay lây nhiễm chéo.
Bước 4: Tiến hành phẫu thuật
Các bác sĩ sẽ xử lý theo từng tình trạng hô của khách hàng trong quá trình phẫu thuật.
Đối với trường hợp cười hở lợi nặng
Bác sĩ sẽ phẫu thuật để cắt và loại bỏ 1 phần cơ nâng môi trên. + Đối với trường hợp cười hở lợi do hô
Có thể bác sĩ sẽ được chỉ định niềng răng để hàm đều nhau hơn, từ đó mới khắc phục vấn đề hở lợi.
Bước 5: Căn dặn chăm sóc vết thương
Sau khi kết thúc quá trình phẫu thuật, khách hàng sẽ được đưa về phòng hậu phẫu để nghỉ ngơi và bác sĩ theo dõi.
5. Phẫu thuật cười hở lợi giá bao nhiêu?
Hiện có nhiều Bệnh viện Thẩm mỹ, Nha khoa triển khai dịch vụ phẫu thuật cười hở lợi với mức chi phí khác nhau. Mức giá phẫu thuật cười hở lợi bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng, hàm, kỹ thuật phẫu thuật mức độ hở lợi và cơ sở thực hiện… Thường chi phí dao động từ 12 đến 20 triệu. Chi phí đã bao gồm (chi phí thăm khám, tư vấn, phẫu thuật)
Chữa cười hở lợi có đau không? Để phẫu thuật chữa cười hở lợi diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, bạn cần lưu ý: Trình độ chuyên môn của bác sĩ, kỹ thuật thực hiện và uy tín của địa chỉ phẫu thuật. Ngoài ra, sau phẫu thuật cần chú ý vấn đề ăn uống, nên ăn cháo loãng, súc miệng sạch khuẩn, uống thuốc và tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ.
>>> Việc chọn được cơ sở nha khoa uy tín để giúp bạn hoàn thành ca phẫu thuật thành công, an toàn và hiệu quả nhất. Bạn có thể tham khảo trước để chuẩn bị trước chi phí cho từng cách khắc phục tại bài viết: “Chi phí chữa cười hở lợi giá bao nhiêu tiền?”