Hô Hàm Dưới Là Gì? Nguyên Nhân và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Hô Hàm Dưới Là Gì? Nguyên Nhân và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Hô hàm dưới là tình trạng bị sai lệch khớp cắn, gây ảnh hưởng lớn đến ngoại hình và cũng như chức năng ăn nhai. Tình trạng này, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và cần được khắc phục kịp thời để tránh những hậu quả lâu dài sau này. Hãy cùng Nha khoa Sài Gòn ST tìm hiểu chi tiết về tình trạng này và các phương pháp điều trị hiệu quả hiện nay.

Hô hàm dưới là gì?

Hô hàm dưới (hay còn gọi là móm) là tình trạng cấu trúc hàm dưới bị đưa ra trước quá mức so với hàm trên, gây ra khớp cắn ngược. Bình thường thay vì hàm trên phủ ngoài hàm dưới, người bị hô hàm dưới có phần răng hàm dưới bao phủ và vượt ra ngoài so với hàm trên.

Hô Hàm Dưới Là Gì Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Hô Hàm Dưới Là Gì Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Dấu hiệu nhận biết hô hàm dưới

Để sớm nhận biết được tình trạng hô hàm dưới và can thiệp điều trị đúng cách, bạn cần chú ý đến các tình trạng sau:
  • Hai hàm không cân xứng nhau, hàm dưới đưa ra ngoài rõ rệt và che khuất hàm trên.
  • Răng hàm trên không chạm được vào hàm răng dưới hoặc tiếp xúc bị lệch, đặc biệt khi vòm hàm trên nhỏ hơn bình thường.
  • Mức độ tiếp xúc giữa hai hàm thay đổi tùy theo mức độ (nặng hay nhẹ), một số trường hợp nặng có khoảng cách lớn giữa hai hàm khi miệng ở trạng thái thả lỏng.
  • Khuôn mặt bị mất cân đối, trán, mũi và cằm có đường gãy khúc rõ rệt, khi nhìn nghiêng dễ thấy cằm bị nhô ra và mũi bị gãy.
  • Đường nối từ trán xuống mũi bị lệch, tạo cảm giác khuôn mặt bị thiếu hài hòa.
    Hô Hàm Dưới Là Gì Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
    Hô Hàm Dưới Là Gì Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên nhân gây nên hô hàm dưới

Tình trạng hô hàm dưới có thể bắt nguồn từ yếu tố di truyền, hoặc hình thành do thói quen sai trong quá trình phát triển răng hàm. Một số nguyên nhân phổ biến như sau:
  • Di truyền

Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc hàm mặt. Nếu như trong gia đình có người thân bị hô hàm dưới, khả năng bạn sẽ gặp tình trạng này là khá cao.
  • Thói quen xấu từ nhỏ
Trẻ em thường có thói quen ngậm ti giả lâu, mút tay, hoặc đẩy lưỡi sai vị trí, thông thường sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng sai lệch khớp cắn. Thói quen này nếu như bị kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương hàm và hướng mọc của răng.
  • Mất răng sớm
Tình trạng mất răng, đặc biệt là răng hàm trên, nếu không được can thiệp đúng lúc sẽ khiến xương hàm trên bị tiêu biến, sẽ tạo điều kiện cho hàm dưới phát triển mạnh và nhô ra phía trước, gây ra tình trạng móm.

Tác hại khi bị hô hàm dưới

Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, hô hàm dưới có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng như:
Hô Hàm Dưới Là Gì Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Hô Hàm Dưới Là Gì Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
  1. Mất thẩm mỹ trên khuôn mặt: Cằm bị đưa ra ngoài, hàm trên thụt vào trong khiến gương mặt mất đi sự cân đối, đặc biệt lộ rõ khi nhìn nghiêng.
  2. Giảm chức năng ăn nhai: Khớp cắn bị sai lệch làm giảm đi hiệu quả nhai, hàm phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến mỏi cơ, đau khớp thái dương hàm và dễ gây bệnh lý tiêu hóa.
  3. Gây khó khăn vệ sinh răng miệng: Răng mọc lệch làm việc làm sạch khó khăn hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây các tình trạng bệnh lý như: sâu răng, hôi miệng hay viêm nướu,…

Cách điều trị hô hàm dưới hiệu quả

Tùy vào từng độ tuổi và mức độ sai lệch, việc điều trị hô hàm dưới có thể được thực hiện bằng các phương pháp sau:

1. Phẫu thuật chỉnh hàm

Đây sẽ là giải pháp tối ưu nhất cho các trường hợp bị nặng, giúp tái lập lại khớp cắn và cân đối khuôn mặt. Phẫu thuật chỉnh hàm được thực hiện như sau:
  • Bác sĩ tiến hành rạch một đường bên trong lợi để tiếp cận xương hàm.
  • Cắt xương hàm dưới và điều chỉnh vị trí ra sau.
  • Cố định bằng vít và đĩa titan chuyên dụng nha khoa.
  • Khâu lại vết mổ và theo dõi hồi phục.
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần tuân thủ lịch tái khám và chăm sóc hậu phẫu theo hướng dẫn của bác sĩ tại Nha khoa để đảm bảo kết quả tốt nhất.

2. Dán sứ Veneer

Phù hợp với các trường hợp bị móm nhẹ, cách này giúp cải thiện tính thẩm mỹ nhanh. Bác sĩ sẽ thực hiện mài nhẹ trên bề mặt răng và dán lên lớp sứ mỏng (khoảng 0.2 đến 0.5mm) để cải thiện hình dáng và vị trí răng, giúp răng hài hòa hơn trên cung hàm. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không điều chỉnh được vị trí xương hàm.

Hô Hàm Dưới Là Gì Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Hô Hàm Dưới Là Gì Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

3. Niềng răng chỉnh nha

Niềng răng là phương pháp phổ biến nhất, giúp cải thiện tình trạng hô hàm dưới mà không cần phải can thiệp phẫu thuật. Bằng việc sử dụng dây cung, mắc cài hoặc, khay niềng trong suốt, răng được điều chỉnh từ từ về đúng vị trí trên cung hàm. Các lựa chọn chỉnh nha: niềng răng kim loại, mắc cài sứ, mặt trong hoặc khay trong suốt (Invisalign).

Hô Hàm Dưới Là Gì Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Hô Hàm Dưới Là Gì Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Tham khảo các phương pháp niềng răng:<<Chỉnh Nha Là Gì? Các Phương Pháp Chỉnh Nha Hiện Nay>>
Hô hàm dưới không chỉ gây mất tự tin trong giao tiếp, tính thẩm mỹ, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Thực hiện can thiệp điều trị sớm với phương pháp phù hợp sẽ mang lại hiệu quả vượt trội cả về thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, hãy đến ngay Nha khoa Sài Gòn ST để được thăm khám, kiểm tra và tư vấn chi tiết từ đội ngũ bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao.

Thông Tin Liên Hệ:

📍 Địa chỉ: 338 Tô Ngọc Vân, Phường Tam Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

    Mở cửa: Thứ 2 – chủ nhật: 7h30 – 19H30
📞 Hotline: 0908 522 566
🌐 Fanpage: https://www.facebook.com/sgstthuduc

📧 Email: [email protected]