Bọc răng sứ bị cộm – Nguyên nhân và cách khắc phục

Bọc răng sứ bị cộm - Nguyên nhân và cách khắc phục

Bọc răng sứ là giải pháp tối ưu cho tất cả những trường hợp răng lệch lạc, sứt mẻ, răng vỡ gãy, nhiễm màu không thể tẩy trắng,… Hiện nay, có một số trường hợp khách hàng cảm thấy bị cộm sau khi bọc sứ. Vậy tại sao lại có hiện tượng này, có nguy hiểm không và khắc phục như thế nào? Cùng tham khảo bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

1. Bọc răng sứ có bị cộm không?

Bọc răng sứ là phương pháp sử dụng lớp mão sứ có hình dáng và màu sắc tương thích với răng thật để bọc bên ngoài răng bị hư tổn. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để mài đi lớp men răng bên ngoài thành những trụ nhỏ để nâng đỡ những mão răng sứ bên trên. Bọc răng sứ nâng cao tính thẩm mỹ của răng. Giúp bảo vệ răng thật bên trong tránh những tác động của các bệnh lý khác.

Trong số rất nhiều ca thực hiện bọc răng sứ hiện nay vẫn có một số trường hợp bọc răng sứ bị cộm. Điều này gây mất tính thẩm mỹ vì trồng răng khá thô, nụ cười gượng gạo, không tự nhiên. Không những vậy, khi ăn bạn sẽ có cảm giác khó chịu, vướng víu. Trong trường hợp răng sứ bị cộm cọ sát vào môi, má còn gây đau đớn khi nói chuyện. Về lâu dài, tình trạng này còn là nguyên nhân phát sinh nhiều bệnh lý về răng miệng không mong muốn như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu do thức ăn nhét vào các khe hở không được vệ sinh sạch sẽ. 

Bọc răng sứ có bị cợm không ?
Có một số trường hợp Bọc răng sứ xong bị cộm do nhiều nguyên nhân khác nhau

2. Bọc răng sứ bị cộm – Nguyên nhân do đâu?

Trường hợp bọc răng sứ bị cộm có thể do những nguyên nhân sau:

Chưa điều trị dứt điểm bệnh lý trước khi bọc sứ

Việc vệ sinh răng miệng qua loa, điều trị bệnh lý trước khi bọc sứ không dứt điểm. Từ đó, để lại hậu quả nghiêm trọng cũng như dễ gây ra tình trạng răng sứ cộm cấn, khó chịu sau này.

Thao tác lấy dấu hàm không chuẩn xác

Đây là bước quan trọng có ảnh hưởng đến kích thước của răng sứ. Nếu dùng dụng cụ thô sơ thì mão sứ được chế tác ra sẽ có kích thước không khớp với cùi răng. Và cuối cùng dẫn đến lệch, không sát khít với cùi răng gây cộm, cấn.

Mài răng không chính xác

Mài răng được xem là bước quan trọng của quy trình bọc sứ. Nếu răng bị mài quá nhỏ mà răng sứ lại to hoặc ngược lại sẽ không thể khít sát. Ngoài ra, sau khi hoàn thành, bác sĩ cũng không kiểm tra lại khớp cắn để điều chỉnh lại cho khách hàng, hay không trám khe trống của răng sứ và cùi răng sau khi làm sẽ khiến răng sứ bị chênh, cộm, dễ bị giắt thức ăn.

Cách vệ sinh răng miệng chưa đúng

Trước khi tiến hành bọc sứ, bác sĩ không cạo vôi răng, không điều trị các bệnh lý răng miệng cũng là nguyên nhân khiến răng sứ bị cộm, gây khó chịu cho bệnh nhân. Đặc biệt là khi bọc sử dụng lâu dài trong hoạt động ăn, nhai nuốt sẽ khiến người bọc mất tự nhiên. 

Cách vệ sinh răng miệng chưa đúng
Bọc răng sứ bị cộm có thể do cách chăm sóc răng miệng hàng ngày thiếu khoa học

Thiếu sự hỗ trợ của cơ sở vật chất hiện đại

Đối với những phòng khám nha khoa nhỏ, trang thiết bị hỗ trợ thường thô sơ. Cộng với kỹ thuật mài răng của bác sĩ chưa chính xác. Nên mặt răng không được nhẵn, dễ xảy ra tình trạng răng bị cộm. 

3. Cách khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị cộm hiệu quả

Tình trạng bọc răng sứ bị cộm không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có nguy cơ gây ra các bệnh lý răng miệng nặng hơn. Cho nên tình trạng này nên được khắc phục sớm và hiệu quả. Bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ hỗ trợ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và lên phương án cải thiện phù hợp. Sau đây là một số biện pháp: 

  • Nếu bị cộm do thức ăn giắt vào kẽ răng: bác sĩ sẽ làm sạch và trám lại răng.
  • Nếu mão răng sứ to gây cộm thì cần mài bớt phần gây cộm. Tuy nhiên, nếu răng lệch khớp cắn nhiều thì phải làm lại răng mới.
  • Nếu tình trạng cộm do mài chưa đủ thì không thể mài lại hay bóc lớp sứ được. Nên trước khi thực hiện cần tỉ mỉ, điều chỉnh và cân đối vị trí răng để tạo cảm giác thoải mái và tự nhiên.
Cách khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị cợm hiệu quả
Hãy đến gặp nha sĩ để được kiểm tra khi có dấu hiệu bất thường về răng miệng

Ngay từ ban đầu, để hạn chế nguy cơ xảy ra tình trạng răng sứ bị cộm sẽ mất thời gian và tốn thêm chi phí, bạn nên chọn cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện để tránh những biến chứng về sau.

Tổng kết

Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn nhận biết được tình trạng bọc răng sứ bị cộm và những nguyên nhân của tình trạng để phòng tránh và can thiệp khắc phục. Và việc chọn được cơ sở Nha khoa uy tín để phục hình là điều hết sức cần thiết. 

>>> Một trong những vấn đề thường thấy khi bọc răng sứ không đúng kỹ thuật hay vấn đề chăm sóc chưa hợp lý chính là tình trạng  ”Bọc răng sứ bị tụt lợi – Nguyên nhân và cách khắc phục là gì?” 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *