Cạo vôi răng được hình thành bởi các mảng bám, tích tụ lại sau khi ăn. Nếu chỉ đánh răng, chúng ta sẽ không thể loại bỏ hết các mảng bám đó. Nếu không cạo vôi răng định kỳ, sẽ gây ra các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm lợi, để lâu sẽ dễ dẫn đến hiện tượng răng lung lay, thậm chí là rụng răng.

Cạo vôi răng là gì?

Cạọ vôi (cao) răng là gì?
Cạo vôi răng là cách làm sạch các mảng bám trên răng

Cạo vôi răng là cách làm sạch các mảng bám trên răng, bằng cách sử dụng độ rung của sóng siêu âm, để làm mảng bám rơi ra. Cao răng tích tụ lâu ngày sẽ gây ra bệnh viêm nướu. Nếu không tìm cách chữa trị kịp thời, răng sẽ dần bị vi khuẩn tấn công, mủ tích tụ, làm răng dần lung lay, đến rụng răng.

2. Tác hại của vôi răng

Tác hại của vôi răng
Tác hại của vôi răng
  • Vôi răng là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn lên men Carbohydrate, tạo thành axit, làm hỏng men răng, gây sâu răng.
  • Quá nhiều vôi răng sẽ gây hôi miệng, làm bạn tự ti khi giao tiếp hằng ngày, khi ăn uống sẽ bị ê buốt và khó khăn trong việc vệ sinh răng.
  • Cao răng làm nướu bị chảy máu, bị sưng, tuột nướu và làm lộ chân răng. Nặng hơn, bạn sẽ bị viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, làm răng lung lay, lâu dài sẽ bị mất răng.
  • Vôi răng gây ra các bệnh ở miệng, họng như: viêm amidan, viêm niêm mạc miệng, viêm họng…
  • Cao răng làm mất thẩm mỹ khi nói cười vì nó rất dễ bắt màu, tạo ra những mảng bám có màu đậm hơn so với răng thật. Nhất là những người thường xuyên uống cà phê, hút thuốc lá, vôi răng còn có màu đen sậm, che kín hết răng.

2. Lấy cao răng có hại không?

Việc lấy cao răng rất an toàn và vô cùng cần thiết
Việc lấy cao răng rất an toàn và vô cùng cần thiết

Mục đích của việc cạo vôi răng, là làm sạch các mảng bám cứng ở răng để ngăn tình trạng hình thành vôi răng và các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Tuy nhiên, không nên làm dụng lấy cao răng quá nhiều vì răng sẽ bị tổn thương và yếu dần đi. Vì vậy, chỉ nên lấy cao răng định kỳ hoặc theo chỉ định của bác sĩ để răng miệng luôn khỏe mạnh.

  • Nếu răng tương đối khỏe mạnh, cao răng ít thì lấy cao răng 6 tháng/lần.
  • Nếu hay hút thuốc lá, uống cà phê,…thì nên lấy cao răng 3 – 4 tháng/lần.
  • Trẻ em dưới 10 tuổi, khi lấy cao răng phải được thăm khám trước và cạo vôi răng nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ.

Thực tế, cạo vôi răng thường không gây đau hay ê buốt, không ảnh hưởng đến các mô mềm hay tổn thương men răng. Tuy nhiên, sẽ vẫn xảy ra hiện tượng gây tổn thương nướu, nếu bác sĩ không có tay nghề chuyên sâu về cạo vôi răng. Vì thế, để hạn chế cảm giác đau nhức hay ê buốt khi cạo vôi răng, bạn nên chọn các cơ sở nha khoa chuyên sâu về răng, có đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn vững vàng, cùng trang thiết bị hiện đại.

4. Cách hạn chế vôi tích tụ trên răng

Việc vệ sinh răng miệng thật kỹ mọi ngày để hạn chế vôi răng
Việc vệ sinh răng miệng thật kỹ mọi ngày để hạn chế vôi răng

Vôi răng tích tụ gây ra nhiều tác hại. Vì thế, bạn nên cố gắng hạn chế vôi răng bằng những cách sau:

  • Sử dụng bàn chải lông mềm, có kích cỡ phù hợp với khoang miệng để đánh răng. Chải răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn, chỉnh lực tay vừa đủ.
  • Chải răng ngày 2 lần một ngày, buổi sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ.
  • Dùng kem đánh răng có lượng Fluor vừa đủ để phục hồi những hư tổn ở men răng, hạn chế hình thành vôi răng. Sử dụng nước súc miệng, nước muối sinh lý và chỉ nha khoa để diệt khuẩn, hỗ trợ làm sạch các mảng bám còn xót lại trên răng.
  • Hạn chế ăn thức ăn quá dẻo, nhiều đường, các loại nước uống có ga, trà, cà phê, đồ ăn nhiều axit…vì dễ làm răng xỉn màu.
  • Bổ sung các loại thức ăn nhiều vitamin, chất xơ vào chế độ ăn uống hằng ngày để cho răng thêm chắc khỏe.
  • Thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện các bệnh răng miệng, và có cách khắc phục kịp thời (nếu có).

Cạo vôi răng mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho nụ cười của bạn. Giúp tự tin hơn khi giao tiếp, đồng thời phòng tránh các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn trong và sau khi lấy cao răng. Bạn hãy lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, để được cạo vôi răng bởi bác sĩ nha khoa nhiều kinh nghiệm và được sử dụng máy móc, thiết bị lấy cao răng hiện đại nhé!

>>> Một trong những vấn đề răng miệng phổ biến không kém hiện nay chính là răng ố vàng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này trong chủ đề: “Răng vàng ố là gì? Nguyên nhân làm răng bị vàng ố