Răng sứ là gì? Làm răng sứ có đẹp tuyệt vời như mọi người đồn đại không?

Răng sứ là gì? Làm răng sứ có đẹp tuyệt vời như mọi người đồn đại không?

Một hàm răng khỏe không chỉ mang đến cho bạn nụ cười tự tin mà còn nâng cao hiệu quả ăn nhai. Đó là nhu cầu để công nghệ làm răng sứ lên ngôi. Tuy nhiên, nhiều người hiện nay vẫn chưa hiểu rõ Răng sứ là gì? Hãy cùng Nha Khoa Sài Gòn ST tìm hiểu về các loại răng sứ cũng như giải đáp thắc mắc làm răng sứ có đẹp tuyệt vời như mọi người đồn đại không?

1. Răng sứ là gì?

Răng sứ bao gồm lớp men sứ bên ngoài và phần khung sườn bên trong được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau, có tác dụng khôi phục lại hàm răng và bảo vệ răng thật khỏi những tác động của bên ngoài.

Răng sứ không chỉ giúp khôi phục khuyết điểm răng cả về hình dáng lẫn chức năng ăn nhai
Răng sứ không chỉ giúp khôi phục khuyết điểm răng cả về hình dáng lẫn chức năng ăn nhai

Răng sứ không chỉ giúp khôi phục khuyết điểm răng cả về hình dáng lẫn chức năng ăn nhai mà còn cải thiện được màu sắc, mang đến nụ cười trắng sáng, tự nhiên. 

Để đảm bảo sức khỏe và độ bền, răng sứ được tạo từ những nguyên liệu an toàn, uy tín. Hiện nay, dựa vào vật liệu chế tác mà có các loại răng sứ như:

  • Răng sứ kim loại
  • Răng toàn sứ
  • Răng sứ thủy tinh
  • Răng sứ kim loại quý
  • Dán sứ Veneer

2. Những ưu nhược điểm của răng sứ

Có nên làm răng sứ không? là câu hỏi của rất nhiều người. Bởi xung quanh ta không thiếu những ca làm răng sứ thành công có khi khiến chúng ta phải ghen tỵ. Điều đó cho thấy công nghệ thẩm mỹ nha khoa này thật sự đem đến hiệu quả với những điểm cộng đặc trưng như:

  • Làm răng sứ giúp khắc phục khuyết điểm của răng trong thời gian ngắn. Đặc biệt là trong trường hợp răng không thể nào áp dụng được phương pháp tẩy trắng.
  • Răng sứ có nhiều mảng màu khác nhau, phù hợp với màu da, khuôn mặt của từng người nên không cần lo ngại là nhìn vào sẽ trông rất giả. 
  • Răng sứ có độ bền cao. Tuỳ vào từng loại chất liệu mà sẽ có tuổi thọ khác nhau. Nhìn chung, nếu biết cách chăm sóc tốt, vệ sinh cẩn thận và hạn chế tối đa việc cắn nhai, đồ quá cứng sẽ giúp răng sứ bền hơn thời gian dự kiến. 
  • Răng sứ còn giúp bảo vệ răng thật bên trong trước sự tấn công của vi khuẩn; đồng thời, còn có thể cân chỉnh lại khớp cắn, giúp quá trình ăn nhai tốt hơn.
Mỗi dòng răng sứ đều có những ưu nhược điểm riêng
Mỗi dòng răng sứ đều có những ưu nhược điểm riêng

Tuy nhiên, trước khi làm răng sứ, hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị tâm lý cho những trưởng hợp có thể bị ảnh hưởng do làm răng sứ hoặc vệ sinh răng miệng sai cách như:

  • Làm răng sứ có thể bị thâm nướu: Khi nướu bị thâm sẽ khiến bệnh nhân trở nên tự ti khi giao tiếp. Điều này thường gặp khi thực hiện với răng sứ kim loại. Vì theo thời gian, khung sườn kim loại sẽ bị oxy hóa do thức ăn với nước bọt trong khoang miệng. Mặt khác, việc vệ sinh răng miệng sai cách sẽ khiến nướu bị tuột tạo kẽ hở cho vi khuẩn tấn công. Vết đen mà bạn nhìn thấy chính là vết sâu răng do vi khuẩn gây ra.
  • Một số trường hợp bị viêm lợi: Tình trạng viêm nướu có thể do bạn bị dị ứng với răng sứ hay do kỹ thuật viên chế tác răng sứ không tương khít với cùi răng thật nên tạo ra khe hở, làm tích tụ thức ăn nên gây viêm sưng, tấy đỏ.
  • Răng sứ bị hỏng: Khi đã làm răng sứ, vấn đề ăn uống phải luôn được chú ý. Tránh nhai cắn những đồ cứng hoặc dai, những thức uống, món ăn có màu gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng. Mặc khác, trong trường hợp vật liệu làm răng không rõ nguồn gốc hoặc có lẫn tạp chất cũng sẽ khiến răng sứ nhanh hỏng.
  • Làm răng sứ bị hở: Răng sứ bị hở không những làm kém thẩm mỹ mà còn khiến thức ăn bám vào khó vệ sinh. Hiện tượng này có thể do công đoạn chế tác răng sứ sai kích thước, răng sứ và cùi răng không sát khít. Hoặc đó có thể là lỗ hỏng do răng chưa được làm sạch trước khi lắp răng sứ. Hoặc do bệnh nhân chải răng sai cách, chải ngang hoặc dùng lực quá mạnh khiến răng sứ bị sứt ra.
  • Làm răng sứ bị tụt lợi: Đây cũng là một tình trạng khá phổ biến sau khi làm răng sứ. Nếu quy trình thực hiện và chế tác khiến mão sứ không khớp với cùi răng sẽ tạo ra lỗ hở. Lâu ngày, thức ăn bám vào dần dần gây tổn thương dẫn đến tụt lợi. Hoặc nếu đánh răng sai cách cũng khiến lợi dễ bị tụt.
  • Làm răng sứ gây hôi miệng: Đây là trường hợp phổ biến xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: Vệ sinh răng miệng không đúng cách, bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật tạo khe hở để thức ăn bám vào, hoặc chất liệu sứ không được đảm bảo, hay do các bệnh lý răng miệng tác động trước đó (sâu răng, vôi răng,…) nhưng không được điều trị dứt điểm.

3. Có bao nhiêu loại công nghệ làm răng sứ

Đến thời điểm hiện tại, công nghệ làm răng sứ đã đạt đến sự hiện đại nhất định để phù hợp với thị yếu và tình trạng của mỗi người. Cho nên, bước thăm khám để xác định phương pháp điều trị rất quan trọng. Sau đây là những hình thức làm răng sứ đang được ứng rộng rộng rãi:

3.1. Bọc răng sứ

Bọc răng sứ - Phương pháp phục hình răng phổ biến hiện nay
Bọc răng sứ – Phương pháp phục hình răng phổ biến hiện nay

Đối tượng áp dụng phương pháp này thường là những ai đã bị mất tủy, răng bị mẻ to, vết thương sâu hoặc răng bị vỡ lớn. Với bọc sứ, bác sĩ sẽ sử dụng mão răng có kích thước khá dày bao phủ toàn bộ thân răng gốc đã được mài nhỏ (khoảng 0,8 – 1,2 mm) để khôi phục lại hình dáng và màu sắc cho hàm răng. 

Hiện nay, Răng sứ kim loại và răng sứ Titan là hai loại răng sứ rất phổ biến, được nhiều khách hàng sử dụng để bọc sứ nhờ giá thành tương đối thấp nhưng vẫn đảm bảo độ bền chắc, cứng cáp và chịu lực tốt. 

Tuy nhiên, Bọc răng sứ thích hợp với những ai không để cao yếu tố thẩm mỹ, hoặc các khách hàng lớn tuổi thường ưu tiên lựa chọn bởi bọc sứ buộc phải mài nhiều răng nên có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khoẻ nếu thực hiện sai cách. 

3.2. Phủ răng sứ

Phủ răng sứ
Với phương pháp phủ sứ chỉ cần mài khoảng 0,5 – 0,8mm

So với Bọc răng sứ, Phủ răng sứ giúp giảm thiểu tỷ lệ mài răng gốc (chỉ khoảng 0,5 – 0,8mm); nhờ đó, hạn chế tối đa những nỗi lo phát sinh, một trong số đó là ảnh hưởng đến tủy. Những đối tượng răng bị lệch lạc, sứt mẻ, khập khểnh,…mức độ trung bình đều có thể áp dụng. 

Hiện nay, Phủ răng sứ được ưu ái hơn hẳn, đặc biệt là loại hình Răng toàn sứ (mão sứ và lớp sườn bên trong đều bằng sứ) có độ bền cao, chiếm lợi thế với nhiều ưu điểm vượt trội. Răng toàn sứ được sản xuất bằng phần mềm CAD/CAM đảm bảo tính chính xác cao. Răng toàn sứ có thể kiểm soát được màu sắc thích hợp để tạo sự tự nhiên, không gây dị ứng, tính thẩm mỹ cao. 

3.3. Dán răng sứ (Dán sứ Veneer)

Dán răng sứ Veneer với miếng dán có độ mỏng chỉ khoảng 0,2 – 0,5mm
Dán răng sứ Veneer với miếng dán có độ mỏng chỉ khoảng 0,2 – 0,5mm

Được xem như một bước tiến lớn trong công nghệ làm răng sứ, dán răng sứ Veneer với miếng dán có độ mỏng chỉ khoảng 0,2 – 0,5mm nhưng có độ bền và chịu lực cao. Chi phí cho một chiếc răng dán sứ Veneer từ 6 – 12 triệu/ răng, điều này trở lý do khiến nhiều người lo ngại. Ngoài ra, phương thức này không áp dụng cho người bị  sai lệch khớp cắn nhưng có thể:

  • Không cần mài răng gốc nhiều, gần như hoàn toàn không tác động đến tủy răng
  • Tạo sự tự nhiên với màu sắc sáng bóng, phản quang tốt từ dòng sứ cao cấp. Góp phần lớn vào ước mơ hoàn thiện một nụ cười đẹp
  • Chất liệu làm mặt dán Veneer được chế tác từ sứ nguyên chất, nung ở nhiệt độ cao. Từ đó tạo sự thoải mái khi nhai, không ê buốt và an toàn cho khoang miệng

Thực tế cho thấy công nghệ làm răng sứ đã mang lại sự tự tin, cảm giác thoải mái cho rất nhiều người. Nụ cười ấy cũng chính là động lực thúc đẩy công nghệ nha khoa không ngừng phát triển. Hy vọng nguồn kiến thức trên có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan về công nghệ làm răng sứ. Tuy có mục đích chung là cải thiện tình trạng bệnh lý và thẩm mỹ nụ cười, nhưng với mỗi cá nhân sẽ được áp dụng phương pháp khác nhau. Hãy tiếp tục theo dõi Nha Khoa Sài Gòn ST để bổ sung kiến thức cần thiết trước khi muốn làm răng sứ bạn nhé!

>>> Làm răng sứ như một nhu cầu phổ biến hiện nay đối với những ai có nhu cầu cải thiện những khuyết điểm trên răng. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro phát sinh do không thực hiện đúng phương pháp, chúng ta cần lưu ý nhiều vấn đề cả về chuyên môn lẫn phương pháp. Những lưu ý đó được thông tin trong bài viết: “Làm răng sứ có hại không? Những vấn đề quan trọng khi làm răng sứ cần lưu ý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *