Răng thưa là dạng sai lệch khớp cắn, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ hàm răng, khiến bạn không tự tin khi nói cười mà còn ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, có nguy cơ mắc phải một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm: viêm nướu, viêm nha chu…. Những cách làm khít răng cửa thưa dưới đây sẽ giúp bạn bớt lo lắng về câu hỏi: răng cửa bị thưa thì phải làm sao?
1. Răng cửa thưa là gì?
Răng cửa thưa là tình trạng thiếu răng hoặc các răng mọc cách xa nhau trên cung hàm (từ răng số 1 đến răng số 4). Khoảng cách giữa các răng xa nhau, ảnh hưởng đến rất nhiều đến quá trình ăn nhai và vệ sinh răng miệng. Răng thưa là nguyên nhân gây ra tình trạng khớp cắn bị sai lệch, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng sau này. Vì thế, răng thưa cần được điều trị, để cải thiện cấu trúc xương hàm và đưa răng về đúng vị trí của nó.
2. Răng cửa bị thưa do đâu?
2.1. Thiếu mầm răng
Một số trường hợp răng không có mầm răng, để phát triển hoàn thiện như các răng còn lại trên cung hàm. Khi đó, tại vị trí trống sẽ không có thân răng, các răng còn lại không thể lấp đầy khoảng trống trên cung hàm, để lại các khe thưa.
Có thể khắc phục tình trạng thiếu mầm răng, bằng cách trồng răng Implant tại vị trí răng bị thiếu.
2.2. Răng thưa do răng mọc ngầm
Khi có một hay vài răng không trồi lên khỏi nướu, mà mọc lệch lạc sang vị trí của răng khác. Răng mọc ngang, ngược hoặc mọc không đủ thân răng… sẽ gây ra tình trạng răng bị thưa.
2.3. Răng thưa do răng vẩu, răng mọc chìa
Răng vẩu khiến cho răng chìa ra khoảng trống bên ngoài, tách nhau ra làm răng bị thưa.
2.4. Răng cửa thưa do các bệnh lý răng miệng
Mất răng, viêm nướu, viêm nha chu… là những bệnh lý có thể làm cho hàm răng thưa dần. Vì những tình huống này sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu xương, tụt nướu…làm chân răng lộ ra, tạo cảm giác hàm răng bị thưa, có trường hợp còn như dài thêm.
3. Răng cửa thưa phải làm thế nào?
Khi răng cửa bị thưa, thì cách điều trị như thế nào? Bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:
3.1. Niềng răng cho răng cửa bị thưa
Đây là phương pháp chỉnh nha có từ rất lâu đời, giúp di chuyển các răng sát khít, đều đặn hơn trên cung hàm, bằng khí cụ chỉnh nha chuyên dụng trong nha khoa.
Phương pháp này khá tốn kém, thời gian thực hiện kéo dài từ 1 đến 2 năm, tùy tình trạng và cơ địa mỗi người.
Trường hợp răng mọc ngầm có thể nhổ răng để trồng răng mới, răng bị tiêu xương thì ghép thêm xương để trồng răng Implant, giúp duy trì trật tự và cân đối răng với khuôn hàm.
3.2. Trám răng
Hiện nay, trám răng thưa bằng Composite là cách điều trị răng cửa thưa đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất, trong các phương pháp khắc phục răng thưa.
Để trám răng cửa bị thưa, bác sĩ sẽ dùng vật liệu Composite để đắp vào khoảng răng cửa bị trống và tạo hình lại. Sau đó, sử dụng đèn chiếu đông để làm đông cứng Composite, kết dính chắc chắn với răng thật.
Thời gian thực hiện trám răng rất nhanh chóng, chỉ khoảng 20 – 30 phút cho 1lần trám kẽ răng thưa. Tuy nhiên, điều trị răng thưa bằng cách trám răng thì thời gian sử dụng không được lâu dài vì Composite dễ bị ngấm màu thực phẩm trong quá trình ăn uống, nó cũng dễ bị sứt mẻ do lực ăn nhai hằng ngày.
3.3. Bọc răng sứ để điều trị răng cửa thưa
Bọc răng sứ là giải pháp nha khoa thẩm mỹ răng được nhiều người lựa chọn, bởi nhiều ưu điểm vượt trội. Thời gian hoàn thiện nhanh chóng, chỉ mất khoảng từ 2 đến 3 ngày.
Để bọc sứ cho răng cửa bị thưa, bác sĩ sẽ mài đi lớp men răng thật bên ngoài của những răng cửa cần phục hình, để tạo trụ răng có kích thước phù hợp. Sau đó, những mão răng sứ sẽ được chế tác theo chỉ số mẫu hàm của bệnh nhân đã được lấy trước đó, để khi gắn lên trụ răng che lấp đi những kẽ răng bị thưa.
Bọc răng sứ có thể sử dụng lâu dài, nếu bạn chọn loại răng toàn sứ cao cấp sẽ mang đến tính thẩm mỹ cao nhất, răng sứ không bị bám màu thực phẩm giống như trám răng bằng Composite.
Răng cửa bị thưa chỉ là sự sai lệch nhỏ về răng. Vì thế, nếu gặp phải trường hợp này, bạn cũng đừng quá lo lắng. Hãy tìm đến cơ sở nha khoa uy tín, để được bác sĩ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị răng thưa phù hợp nhất.
>>> Xem thêm: Răng thưa là gì? những tác hại của răng thưa?